Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
300278
 
Đang trực tuyến
14974
KHOA HỌC
Chia làm nhiều đợt bón phân cho cà phê
Trong một năm cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Do đó việc bón phân chia làm nhiều đợt trong năm cần được phân bổ, tính toán một cách hợp lý không chỉ giúp cho cây sinh trưởng mà còn là nhân tố quan trọng quyết định đến sản lượng thu hoạch trong một năm

Cà phê là loại cây đa niên, sinh trưởng quanh năm tuy trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Do đặc điểm của vùng đất Tây Nguyên có hai mùa mưa nắng rõ rệt nên ở mỗi giai đoạn khác nhau cây cần có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu mùa khô được cung cấp nước đầy đủ thì cây cũng sẽ sinh trưởng gần như mùa mưa. Trong thực tế việc cung cấp nước vào mùa khô chỉ giúp cây sinh trưởng ở mức thấp nhất hay chỉ mới duy trì sự sống thì vào mùa mưa việc sinh trưởng nhờ có nước trời nên được tiến hành mạnh mẽ hơn.

Vào mùa khô bà con ta cung cấp nước ngoài mục đích ra hoa, đậu quả thì còn lại chỉ mới ở mức độ duy trì sự sống nên cây có khả năng khai thác dinh dưỡng rất thấp…

Theo các chuyên gia thì bà con không nên bón phân vào mùa này là tốt nhất nếu việc cung cấp nước không dồi dào, nhưng tưới nước nhiều cho cây thì lại rất tốn kém. Giai đoạn này nếu bón phân mà không đủ nước sẽ gây nguy hiểm cho cây vì bản thân phân cũng hấp thu nước để chuyển hóa nên làm cho cây bị “hạn” thêm.

*Việc bón phân trong một năm cho cây cà phê thường chia làm 3 đợt vào các thời kỳ :

  • Đợt đầu mùa mưa, vào các tháng 4-5, sau những trận mưa đầu mùa đủ lớn để đất có độ ẩm cần thiết. Nên dành cho một tỷ lệ phân bón thấp vì ở đầu mùa mưa lượng nước còn ít, độ ẩm chưa cao, cây mới bắt đầu sinh trưởng chưa có khả năng khai thác được nhiều dinh dưỡng nên bón nhiều cây không khai thác kịp và có thể gây sốc.
  • Đợt giữa mùa mưa, vào các tháng 6-7-8. Đây là đợt bón tập trung nhất, nhiều nhất vì lúc này cây đã sinh trưởng mạnh mẽ, có bộ lá và hệ thống rễ phát triển, có khả năng đồng hóa nhiều chất dinh dưỡng để tích lũy và chuẩn bị cho giai đoạn sinh trưởng sau. Đợt này bà con chia làm 2 lần cách nhau 2 – 4 tuần để giúp cho hệ số hấp thu của cây đạt được cao nhất.
  • Đợt cuối mùa mưa, vào các tháng 9-10-11. Bà con cũng không nên bón nhiều vì lúc này cây đang chuẩn bị bước vào thời kỳ nghỉ, để chuẩn bị cho một mùa khô không có nước nên cũng không hấp thu được nhiều phân.

* Theo các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm riêng, GS.TS. Phan Quốc Sủng, viện trưởng Viện Nghiên cứu Cà phê VN đề nghị chia các lần bón như sau:

Số lượng phân đã tính toán chuẩn bị để bón trong mùa mưa bà con chia ra.

  • Phân N : bón cho đợt 1 khoảng 35%, đợt 2 bón 40%, đợt 3 bón 25%.
  • Phân P : bón cho đợt 1 khoảng 0%, đợt 2 bón 40%, đợt 3 bón 60%.
  • Phân K : bón cho đợt 1 khoảng 30%, đợt 2 bón 40%, đợt 3 bón 30%.

(Mỗi đợt chia ra làm 2 đến 3 lần cách nhau 1-2 tuần để cho cây hấp thu được tối đa.)

Sở dĩ đợt 3 bón ít phân N, nhiều phân P là do lúc này không muốn cho cây sinh trưởng mạnh mà để cây chuẩn bị bước vào giai đoạn chịu hạn và hình thành mầm hoa tốt hơn. Lượng phân P lớn lúc này ngoài việc giúp cho quá trình phân hóa mầm hoa tốt hơn còn giúp bộ rễ cây khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc chống chịu với một mùa khô đang đến.

Với mục đích để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc chăm sóc vườn cà phê nên đã cố gắng tổng hợp ý kiến của nhiều chuyên gia để viết loạt bài này mong giúp được ít nhiều cho bà con. Mong bà con cân nhắc để vận dụng.

Nguyễn Vịnh
Cư Kuin, Đaklak

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ