Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
722476
 
Đang trực tuyến
29951
TIN TỨC
Phóng sự: Khi doanh nghiệp FDI thu mua cà phê trên Tây nguyên
Theo thống kê của Bộ NN&PTNN các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu mua gần 60% tổng lượng cà phê của Việt Nam trong năm 2011, tương đương 600,000 tấn mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp FDI đang thống lĩnh thị trường nguyên liệu cà phê xuất khẩu tại Việt Nam, và với doanh nghiệp cà phê trong nước vốn đã gặp khó khăn nay càng khó khăn thêm gấp bội.

Ban đầu chỉ là một công văn tham khảo ý kiến và một công văn trả lời mang tính sự vụ giữa 2 bộ chức năng về việc đưa cà phê vào diện kinh doanh có điều kiện. Thế mà sự việc đã được đẩy thêm một bước khi Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA)  lên tiếng kêu cứu cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài đã vi phạm pháp luật khi tổ chức thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân, phải lập lại rào cản… (xem ở đây). Công luận đã ngả theo 2 hướng đồng tình và phản đối. Hướng đồng tình chủ yếu là các doanh nghiệp thu mua cà phê bị lấn sân “thua trông thấy”. Hướng phản đối là nông dân làm ra hạt cà phê và các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, bởi họ không thể chịu mãi cảnh bị các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu ép giá.

Sự việc đã được nâng cao khi đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Đăk Lăk, thủ phủ của cây cà phê Việt Nam, lên tiếng ở nghị trường (xem ở đây)

Phóng sự mới nhất sau đây của Đài truyền hình VTV1 thay cho lời kết luận, nhưng lại mở ra một hướng mới buộc các doanh nghiệp nội phải suy nghĩ về sự liên kết với người nông dân để sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng của hạt cà phê. Tuy gọi là mới nhưng thực chất vấn đề đã được triển khai từ rất lâu ở Đăk Lăk (Cty cà phê Thắng Lợi), và được tiếp tục qua việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ, 4C… mà khởi đầu đã đạt được một số kết quả khiêm tốn. Vì nông dân thực hiện theo các bộ tiêu chuẩn này cần tuân thủ một số yêu cầu khá chặt chẽ mà giá bán cũng chưa tương xứng, trong khi nhà thu mua lại “quên” thực hiện những hứa hẹn của mình (xem ở đây). Phải nhận thức đúng là làm sao cho người nông dân được sống ấm no hạnh phúc với cây cà phê, còn nhà thu mua thì phải xem việc đầu tư cho vùng nguyên liệu là sự sống còn của doanh nghiệp mình (xem ở đây).  Sự liên minh giữa hai nhà với mục tiêu đưa chất lượng cà phê Việt Nam lên một tầm cao hơn xem ra còn cần nhiều cố gắng.

Vì vậy, phóng sự truyền hình này còn có ý nghĩa như một lời nhắc nhở cho việc đừng chèn ép, đừng bỏ quên người nông dân mà hãy song hành với họ để cùng tồn tại và phát triển.

Chi tiết phóng sự xem tại: http://giacaphe.com/31428/phong-su-khi-doanh-nghiep-fdi-thu-mua-ca-phe-tren-tay-nguyen/

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ