ó là hiện tượng giá đảo
cũng chỉ còn thấy ở các kỳ hạn giao xa của London.
Biểu đồ giá cà phê Robusta tuần 25
Đầu tuần, giá cà phê suy giảm trên cả 2 sàn bởi đồng USD mạnh lên và
những lo lắng của nhà đầu tư trước những diễn biến xấu về kinh tế vĩ mô
thế giới.
Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 9, tháng giao dịch
chính hiện nay, mất 27 USD, tức mất 1,3%, xuống còn 2.079 USD/tấn và kỳ
hạn giao tháng 11 mất 25 USD, tức mất 1,21%, xuống còn 2.065 USD/tấn.
Trong khi kỳ hạn giao tháng 7 cũng mất 29 USD, tức mất 1,4%, xuống còn
2.066 USD/tấn, mức giảm mạnh hơn.
Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 7 và tháng 9 cùng
giảm 0,5 cent, tức giảm 0,33%, xuống còn 149,55 cent/lb và 151,5
cent/lb. Trong khi kỳ hạn giao tháng 11 giảm 0,55 cent, tức giảm 0,35%,
xuống còn 154,75 cent/lb. Đây là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần
và cũng là mức thấp nhất trong vòng 24 tháng qua.
Giữa tuần, giá cà phê thế giới bật tăng mạnh mẽ trong sự kỳ vọng Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có gói kích thích kinh tế mới và những động
thái cụ thể nếu kinh tế tăng trưởng chậm lại. Các nhà đầu tư đã đổ xô
vào thúc đẩy nhiều loại chứng khoán, hàng hóa quay đầu tăng giá nhanh
chóng, bên cạnh là chỉ số đồng USD giảm khiến sự đặt cược vào hàng hóa
càng nhiều hơn.
Giá cà phê Robusta tăng lên mức cao nhất tuần khi kỳ hạn giao tháng 9
tăng 22 USD, tương đương tăng 1,05%, lên 2.101 USD/tấn và kỳ hạn giao
tháng 11 tăng 23 USD, tương đương tăng 1,1%, lên 2.088 USD/tấn, mức tăng
khá mạnh. Kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng 16 USD, tương đương 0,77%, lên
2.082 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica đan xen những phiên trái chiều để
lên mức cao nhất tuần khi kỳ hạn giao tháng 7 lên 157,75 cent/lb, kỳ hạn
giao tháng 9 lên 158,8 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 11 lên 162 cent/lb.
Đáng ghi nhận là phiên giao dịch đóng cửa lúc rạng sáng ngày 20/6
theo giờ Việt Nam, giá cà phê Arabica tại New York đã có 1 phiên tăng
trưởng cực mạnh khi kỳ hạn giao các tháng 7, 9 và 11 lần lượt tăng
4,71%, 4,82% và 4,78%, mạnh nhất trong 8 tháng.
Giá cà phê nhân xô trong nước cũng lên mức cao nhất ở 42.500-42.600 đồng, tương đương mức cuối tuần trước.
Sau đó, giá cà phê thế giới cùng giá cả nhiều loại chứng khoán, hàng
hóa sụt giảm trong nỗi thất vọng khi FED không đưa ra gói nới lỏng định
lượng QE3. Thay vào đó là chương trình hoán đổi trái phiếu Operation
Twist cho đến cuối năm của Ủy ban thị trường mở (FOMC).
Cuối tuần, trong nỗi thất vọng về FED và một loạt dữ liệu kinh tế tồi
tệ như sản xuất toàn cầu suy giảm, lúng túng trong việc giải cứu châu
Âu thoát khỏi khủng hoảng nợ công, bóng ma của giảm phát càng rõ nét…
Giá cà phê thế giới quay đầu sụt giảm trở lại.
Giá cà phê Robusta sụt xuống mức thấp nhất tuần khi kỳ hạn giao tháng
9 mất thêm 47 USD, tức mất 2,31%, xuống 2.032 USD/tấn và kỳ hạn giao
tháng 11 mất thêm 40 USD, tức mất 1,97%, xuống 2.033 USD/tấn, mức giảm
khá mạnh. Kỳ hạn giao tháng 7 cũng mất 43 USD, tức mất 2,13%, xuống
2.016 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica các kỳ hạn giao tháng 7 mất 2,6 cent và tháng 9,
tháng 11 cùng mất 2,9 cent, tức mất 1,68%, 1,86% và 1,82%, xuống còn
155,15 cent/lb, 155,9 cent/lb và 159,1 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên quay về đứng quanh quẩn ở mức 42.000 đồng/kg, cũng là mức thấp nhất tuần.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta tại London kỳ hạn giao các
tháng 7, 9 và 11 lần lượt mất 79 USD, 74 USD và 57 USD, Trong khi giá cà
phê Arabica tại New York trái chiều, kỳ hạn giao các tháng 7, 9 và 11
lần lượt tăng 5,1 cent/lb, 4,3 cent/lb và 3,7 cent/lb. Giá cà phê nhân
xô nội địa cũng mất 600 đồng/kg.
Theo báo cáo của ngành Hải Quan, xuất khẩu cà phê tháng 5
đạt 203.524 tấn, đưa lượng xuất khẩu 8 tháng đầu niên vụ 2011/2012
(tháng 10 đến tháng 5) lên 1,13 triệu tấn, tăng 4% về lượng so với cùng
kỳ của niên vụ 2010/2011, là một trong những tháng hiếm hoi có lượng
xuất khẩu đạt trên 200 ngàn tấn. Giá xuất khẩu bình quân tháng 5 đạt
2.100 USD/tấn, tương đương với giá bình quân xuất khẩu tháng 4 và thấp
hơn 8,71 % so với giá bình quân xuất khẩu tháng 3.
Anh Văn (giacaphe.com)