Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
722576
 
Đang trực tuyến
30051
TIN TỨC
Cà phê và gạo: Vị trí nhất nhì thế giới của Việt Nam bị đe dọa
Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan và sản xuất cà phê robusta số 1. Thế nhưng, các vị trí này đang bị lung lay bởi sự vượt lên mạnh mẽ của các đối thủ.

Ấn Độ sẽ vượt Việt Nam về xuất khẩu gạo

Ấn Độ đã quay trở lại thị trường xuất khẩu gạo sau lệnh cấm 3 năm vào tháng 9 năm ngoái. Trong 3 tháng cuối năm 2011, nước này đã xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo non-basmati. Năm 2012, dự kiến xuất khẩu tới 5,5 triệu tấn loại gạo này, sau khi đã xuất 3 triệu tấn tính đến trung tuần tháng 6 vừa qua, nhờ nhu cầu mạnh từ các khách hàng Iran, Iraq và đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng xuất khẩu 2 – 2,5 triệu tấn gạo basmati mỗi năm. Như vậy, tổng lượng gạo nước này xuất khẩu có thể lên tới 8 triệu tấn trong năm nay.

Việt Nam trong khi đó mới xuất được chưa đầy 3 triệu tấn tính từ đầu năm tới ngày 20/6 (số liệu chính thức từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam). Mục tiêu xuất khẩu cả năm từ 6 – 6,5 triệu tấn có thể đạt được và nếu có vượt cũng sẽ không thể quá 7 triệu tấn, kém Ấn Độ ít nhất là 1 triệu tấn.

Không chỉ Việt Nam mà vị trí số 1 về xuất khẩu gạo của Thái Lan cũng có thể bị Ấn Độ soán ngôi trong năm nay. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Thái sẽ chỉ xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay, dù rằng ngành nông nghiệp nơi đây nhắm tới mục tiêu 9 triệu tấn. Giá gạo Thái đắt đỏ do chương trình thế chấp lúa gạo của chính phủ đã khiến lượng gạo bán ra nước ngoài của nước này giảm gần một nửa trong những tháng qua. Hiện giá gạo Thái ở quanh mức 600 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của Việt Nam và Ấn Độ chưa đến 480 USD.

Braxin sẽ soán ngôi ‘vua’ về sản xuất cà phê robusta

Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu cà phê robusta, tiếp đến là Braxin và Indonesia. Xét về tổng các loại cà phê thì Việt Nam đứng thứ hai sau Braxin. Tuy nhiên, giới phân tích và các thương nhân đang hoài nghi Việt Nam khó giữ được vị trí quán quân về cà phê robusta do Braxin sẽ vượt lên trong vòng 5 năm tới.

Tại Hội nghị Cà phê Quốc tế năm 2012, giám đốc công ty tư vấn P&A Marketing International, ông Carlos Brando nhận xét, nhu cầu cà phê của Braxin – vốn đang đứng thứ hai thế giới và có thể vượt Mỹ vào năm 2014 – vẫn tăng không ngừng, đặc biệt là loại robusta có giá rẻ hơn và chủ yếu dùng trong chế biến cà phê hòa tan. Vì thế Braxin sẽ tăng cường sản xuất loại cà phê này và tiến tới đứng đầu thế giới về cả cà phê robusta lẫn arabica.

Theo số liệu của quỹ phòng hộ Holland Capital, sản lượng cà phê robusta của Braxin vụ 2009/10 là 13 triệu bao, nhưng đã tăng lên 15 triệu bao vào vụ 2010/11 và 16,5 triệu bao trong vụ 2011/12.

Chuyên gia phân tích về cà phê độc lập Neil Rosser cũng nhận định rằng, Braxin sẽ trở thành nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới nếu nước này tiếp tục giữ tốc độ tăng sản lượng như hiện nay.

Các thương nhân ở châu Âu thì nhận định rằng, chỉ 5 năm nữa thôi vị trí số 1 chắc chắn thuộc về Braxin khi giờ đây khả năng sản xuất của Việt Nam gần như là tối đa trong khi quỹ đất dành cho cà phê lại hạn hẹp.

Trong báo cáo vừa công bố, các nhà phân tích của F.O. Licht dự báo, Việt Nam sẽ sản xuất 23,7 triệu bao cà phê trong vụ 2012/13.

Tự cứu lấy mình

Nếu ngành nông nghiệp không có hành động nào nhằm tăng cường sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu thì chắc chắn không chỉ gạo và cà phê bị mất vị trí nhất nhì thế giới mà còn nhiều mặt hàng khác đối diện rủi ro như hồ tiêu, điều,…

Trong bối cảnh các ngành đều gặp khó, các doanh nghiệp gạo và cà phê cần phải nỗ lực hơn bao giờ hết để vừa giữ vững thị trường truyền thống, vừa phải tìm kiếm thị trường mới nhằm đẩy tăng lượng hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng cần đoàn kết, tránh việc cạnh tranh ngay trên sân nhà bằng việc đua chào giá thấp hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm như thời gian qua, gây ảnh hưởng đến toàn ngành.

Về phía người sản xuất, do quỹ đất khó có thể mở rộng, giá cả nông sản bấp bênh, người nông dân phải “tự cứu mình” trước bằng việc nâng cao năng suất. Các sản phẩm làm ra không nên bán đổ bán tháo khi giá xuống thấp hoặc cùng nhau găm hàng quá lâu để chờ giá lên nhằm tránh bị ép giá. Sản phẩm làm ra có lãi là động lực để đầu tư hơn nữa cho các vụ sau.

Hơn hết, điều cả doanh nghiệp lẫn người sản xuất trực tiếp bây giờ cần là được hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi hơn nữa từ phía nhà nước và các ngân hàng, để có tiền mua nguyên liệu, trữ hàng và đầu tư cho vụ mới. Nhà nước cũng nên áp dụng các biện pháp như một số nước đang thực hiện và có hiệu quả khá tích cực, chẳng hạn như chính sách tạm trữ lúa gạo, cao su, ngũ cốc của Thái Lan và Trung Quốc, hay các chính sách về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp.

Lúa gạo và cà phê là hai trong số 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, cũng là hai trong số các hàng hóa xuất khẩu mang ngoại tệ nhiều nhất về cho đất nước. Nếu cả hai ngành này bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua, làm cho suy giảm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp cũng như đời sống của rất nhiều bà con nông dân.

Giá cà phê

Nguồn CafeF

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ