ao dịch ở mức 43.000
đồng/kg và cao hơn nữa do nhu cầu hàng thực vẫn cao.
Diễn biến giá cà phê London kỳ hạn giao tháng 7 của tuần 24.
Đầu tuần, thị trường London nối tiếp đà suy giảm thêm 2 phiên nữa,
mức giảm khá nhẹ, để giá cà phê Robusta xuống ở mức thấp nhất tuần. Kỳ
hạn giao tháng 7 mất 12 USD, tức giảm 0,58 %, xuống còn 2.062 USD/tấn và
kỳ hạn giao tháng 9 cũng mất 8 USD, tức giảm 0,38 %, xuống còn 2.070
USD/tấn.
Giá cà phê nhân xô trong nước cũng lui về 41.100-41.200 đồng/kg, là mức thấp nhất tuần.
Giữa tuần, giá cà phê Robusta đảo chiều tăng tăng mạnh. Kỳ hạn giao
tháng 7 tăng 28 USD, tương đương 1,34 %, lên 2.090 USD/tấn và kỳ hạn
giao tháng 9 tăng 29 USD, tương đương 1,38 %, lên 2.099 USD/tấn, mức
tăng khá ấn tượng. Sau đó, giá cà phê Robusta lên tiếp tăng nhẹ cho đến
hết tuần.
Trái lại, tại thị trường New York, giá cà phê Arabica có chuỗi suy
giảm kéo dài trong bối cảnh báo cáo thị trường lao động Mỹ ảm đạm, chỉ
số giá tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất 3 năm và khả năng thúc đẩy FED
sớm ra tay hành động. Bên cạnh còn là sự hỗ trợ của nguồn cung dồi dào
từ vụ thu hoạch mới của Brazil và Colombia. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất
cả 5,9 cent, tức giảm 3,79%, xuống còn 149,2 cent/lb và kỳ hạn giao
tháng 9 cũng giảm tất cả 5,65 cent, tức giảm 3,59%, xuống còn 151,05
cent/lb. Đây là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần.
Theo phân tích kỹ thuật, giá cà phê Arabica chọc thủng ngưỡng hỗ trợ
150 là tín hiệu rất xấu cho loại cà phê này trong những ngày sắp tới,
tuy nhiên giá thấp lại khiến nhà đầu tư sẽ gia tăng mua vào.
Cuối tuần, giá cà phê Robusta có thêm 2 phiên tăng tiếp, tuy mức tăng
khá nhẹ, trong sự ngỡ ngàng vượt qua mọi dự đoán của những nhà quan sát
thị trường, bởi khối lượng giao dịch gia tăng rất mạnh. Kỳ hạn giao
tháng 7 có thêm 5 USD, tương đương 0,24 %, lên 2.095 USD/tấn và kỳ hạn
giao tháng 9 có thêm 7 USD, tương đương 0,33 %, lên 2.106 USD/tấn, là
mức giá Robusta cao nhất tuần.
Giá cà phê Arabica cũng chốt tuần bằng phiên tăng nhẹ. Kỳ hạn giao
tháng 7 tăng 0,8 cent, tức tăng 0,53%, lên mức 150 cent/lb và kỳ hạn
giao tháng 9 tăng 0,95 cent, tức tăng 0,62%, lên mức 152 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô trong nước tăng 500 đồng để trở lại mức
42.500-42.600 đồng/kg. Tuy nhiên thị trường cũng có nhiều giao dịch ở
mức 43.000 đồng/kg và cao hơn nữa do nhu cầu hàng thực vẫn cao.
Giá cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ là 2.075 USD/tấn, FOB, với mức trừ lùi 30 USD theo giá tháng 9 của London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta tăng 21 USD, tương đương tăng
1,01%, cho hàng giao tháng 7 và tăng 28 USD, tương đương tăng 1,35%, cho
hàng giao tháng 9. Trái lại, giá cà phê Arabica mất 5,6 cent, tương
đương mất 3,73% cho hàng giao tháng 7 và mất 5,4 cent, tương đương mất
3,43%, cho hàng giao tháng 9.
Giá cà phê nhân xô trong nước có thêm 1.200 đồng/kg, tương đương tăng 2,90%.
Thị trường cà phê nói riêng và hàng hóa nói chung vẫn còn đó nỗi lo
của nhà đầu tư khi vấn nạn nợ công Châu Âu kéo dài và suy thoái kinh tế
thế giới không thể dễ dàng một sớm một chiều khắc phục được. Lựa chọn
kênh đầu tư trong giai đoạn này thực sự là đòn cân não. Còn với người
trồng cà phê, họ vẫn kỳ vọng vào giá cũng như quả bóng Euro đã lăn và
Olympic London đang đối diện.
Anh Văn (giacaphe.com)