Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
720517
 
Đang trực tuyến
27992
TIN TỨC
Cà phê Buôn Ma Thuột có "hộ chiếu" vào EU
 Cà phê Buôn Ma Thuột đang chuẩn bị những khâu cuối cùng để được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào thị trường Liên minh châu Âu (EU).
 

Gần 1 năm qua, nước mắm Phú Quốc đã trở thành sản phẩm đầu tiên từ Việt Nam được EU công nhận chỉ dẫn địa lý (GI).

Dĩ nhiên, động thái này không đồng nghĩa với việc sản phẩm ngay lập tức được tiêu thụ mạnh, song giá trị của sản phẩm đã được gia tăng hơn rất nhiều khi dễ dàng chen chân vào các siêu thị trên toàn khu vực EU, thay vì chỉ có mặt ở một số siêu thị của người châu Á.

Ngoài ra, điều đó góp phần khuyến khích việc sản xuất hàng có chất lượng tốt và thúc đẩy du lịch địa phương, bởi đây sẽ là một kênh để khách du lịch biết đến hòn đảo Phú Quốc xinh đẹp này.

Trường hợp nước mắm Phú Quốc đã mở đường cho việc đăng ký các sản phẩm GI khác của Việt Nam tại EU. Điển hình là cà phê Buôn Ma Thuột.

Sau những tranh chấp khá rùm beng với doanh nghiệp Trung Quốc cách đây hơn 1 năm, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đang xúc tiến những khâu cuối cùng để được công nhận GI.

Tại Hội thảo về bảo hộ và đăng ký chỉ dẫn địa lý diễn ra vào đầu tuần này tại Hà Nội, ông Đoàn Kim Ca, Tổng thư ký Hiệp hội cho biết, sau khi bị doanh nghiệp Trung Quốc lạm dụng thương hiệu cà phê, năm 2011, Hiệp hội đã đi đăng ký bảo hộ vào 15 quốc gia thuộc EU và một số nước ở Bắc Mỹ. Hiện cà phê Buôn Ma Thuột mới chỉ được 4 quốc gia là Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg công nhận GI dưới dạng nhãn hiệu tập thể.

“Việc xúc tiến công nhận GI vào EU cho cà phê Buôn Ma Thuột đang là nhu cầu cấp thiết, vì phần lớn sản phẩm đều xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt, các sản phẩm dán nhãn GI được bảo hộ có giá bán cao hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại không có GI. Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp khó khăn về tư vấn kỹ thuật, tài chính để xác lập hồ sơ, hướng dẫn tập huấn và tổ chức đánh giá chứng nhận”, ông Ca nói.

Riêng đối với Trung Quốc, theo ông Ca, sau khi bị lạm dụng, Hiệp hội đã khiếu kiện và hồ sơ đã được Cục Bảo hộ Trung Quốc chấp nhận, chờ phán xét trong vòng 3 năm. Rõ ràng, trong bối cảnh Việt Nam và EU đang đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA), thì việc đăng ký và bảo hộ GI cho sản phẩm cà phê sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả 2 bên.

Ông Franz Jessen, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cho hay, FTA sẽ khuyến khích các nhà sản xuất có GI của Việt Nam đăng ký để được bảo hộ trực tiếp các sản phẩm truyền thống của mình tại EU. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc quảng bá các sản phẩm đó tại thị trường quốc tế.

Do GI là hệ thống đăng ký mở, nên quá trình được công nhận khá phức tạp về kỹ thuật, liên quan tới những điều kiện sản xuất rất riêng biệt. Giống như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột phải chứng minh là đại diện cho truyền thống, kỹ thuật địa phương, đảm bảo chất lượng xuất sắc so với các loại sản phẩm thông thường. Đặc biệt, sản phẩm phải đem lại giá trị gia tăng cao cho người dân vùng đó.

Liên quan đến thủ tục kỹ thuật, ông Franz Jessen cho hay, EU đang cố gắng giảm bớt thủ tục không cần thiết để giúp các nước muốn có GI gặp thuận lợi hơn. Như vậy, nhiều khả năng cà phê Buôn Ma Thuột sẽ sớm được cấp GI vào thị trường EU.

“Điều quan trọng không phải là việc xin xác nhận thương hiệu thương mại của một nhà máy, công ty cụ thể, mà là nỗ lực tập thể của các nhà sản xuất tại vùng đó. Họ phải chấp nhận tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện sản xuất”, ông Silva Rodrigguez, Cố vấn cấp cao của Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuộc Ủy ban châu Âu (EC) nhân mạnh.

Trên thực tế, đây cũng là vấn đề mà Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đang đau đầu. Theo ông Ca, Hiệp hội có hơn 400 hội viên, nhưng có đến 80% chưa áp dụng được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GI. “Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt. Các hội viên vẫn tự hào vì họ trồng cà phê có kinh nghiệm, có nguồn gốc rõ ràng, nhưng quy trình thì lại chưa bài bản”, ông Ca nói.

Anh Hoa

Nguồn: http://baodautu.vn

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ