Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
721919
 
Đang trực tuyến
29394
TIN TỨC
Không dễ thu phí xuất khẩu cà phê
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam vừa xây dựng đề án thành lập Quỹ bảo hiểm cà phê để trình Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí trong thời điểm này sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và tạo sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo đề xuất mới, từ tháng 10-2012, doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) sẽ bị thu phí 2 đô la Mỹ trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu.

Image
Vicofa đề xuất sẽ thu phí 2USD trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu

Tại buổi họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) bàn cách tháo gỡ khó khăn cho các ngành hàng diễn ra hồi đầu tháng 2, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, đề nghị nhà nước có cơ chế cho phép Vicofa thu 2 đô la Mỹ trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu từ các doanh nghiệp thành viên. Nếu được thì mỗi năm quỹ này cũng thu được ít nhất 1 triệu đô la Mỹ.

Ông Tự cho hay, nếu không thu phí để đầu tư lại cho cây cà phê thì 10 năm nữa Việt Nam sẽ tụt xuống vị trí thứ 4, thứ 5 về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Hơn nữa, nếu không thu phí để tái đầu tư cho cây cà phê thì doanh nghiệp sẽ không có cà phê để xuất khẩu.

Do đó, quỹ này sẽ dành khoảng 50 – 70% để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tái canh cà phê già cỗi, 30% hỗ trợ lãi vay tạm trữ cà phê, còn lại dùng để xúc tiến thương mại.

Đề xuất này dù được nhiều người ủng hộ nhưng cũng vấp phải không ít phản đối từ các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành.

Ông Đoàn Triệu Nhạn, một chuyên gia lâu năm trong ngành cà phê cho hay, các nước xuất khẩu cà phê lớn như Brazil, Columbia…đã thành lập quỹ bảo hiểm ngành cà phê từ rất lâu rồi. Vicofa cũng đưa ra kiến nghị này từ năm 2002 nhưng do thời điểm đó giá cà phê xuống thấp quá nên lùi lại tới giờ này mới đề xuất lên Chính phủ. Tuy nhiên, hiện cũng chưa phải thời điểm thích hợp để thu phí, khi giá cà phê trên thế giới đang lao dốc mà áp dụng quy định này sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp.

Ông Nhạn cho biết, một mâu thuẫn trong đề xuất này là nếu chỉ thu các doanh nghiệp trong hiệp hội thì sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong hội sẽ không chịu nộp phí và xin ra khỏi hội.

Hơn nữa, cả nước hiện có trên 140 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong đó có 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, 12 doanh nghiệp FDI này hiện lại chiếm tới hơn 50% tổng khối lượng xuất khẩu. Nếu không thu phí cả những đối tượng này, sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đẩy các doanh nghiệp trong nước ngày càng khó khăn hơn.

“Nếu đã thu phí xuất khẩu thì tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trên đất Việt Nam này đều phải đóng hết chứ không chỉ những doanh nghiệp trong nước”, ông Nhạn nhấn mạnh.

Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam, tỏ ra quan ngại về tính khả thi của đề án. Theo ông Phong, quỹ bảo hiểm này dù mới đang trong quá trình dự thảo, nhưng đã gặp phải sự phản ứng tiêu cực từ phía doanh nghiệp, khi trong đề án có nói phí này để phục vụ cho nông dân tái canh cây cà phê nhưng lại không đề cập đến việc xác định nông dân nào tái canh, nông dân nhận tiền như thế nào và tái canh theo hình thức nào. Trong đề án có nhiều điểm không khả thi và sẽ khó có thể được phê duyệt thu phí từ tháng 10 tới.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn An- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa cho hay, ông đồng tình với việc thu phí xuất khẩu cà phê. “Trước đây các doanh nghiệp hay ỷ lại vào cơ chế xin cho, tức khi giá cao thì doanh nghiệp lơ đi nhưng khi giá xuống lại xin nhà nước trợ giá, hỗ trợ lãi suất. Đây là ngành hàng có giá trị lớn, về tổng quan là có lợi nhuận nên hiệp hội đề xuất xây dựng quỹ này là đúng”, ông An nói.

Tuy nhiên, theo ông An, nói là thu từ xuất khẩu nhưng thực chất là gián thu của người nông dân. Chính vì vậy, tất cả các tờ khai xuất khẩu của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, đều phải thu và chi trực tiếp cho người nông dân thông qua hình thức tạm trữ cà phê hoặc tái canh cà phê bằng cách cấp miễn phí giống cà phê cho nông dân.

Còn theo ông Phạm Khánh Hiệp, chuyên gia cà phê cho hay, đứng trên góc độ danh nghiệp thì khi thu 2 đô la Mỹ/tấn cà phê xuất khẩu sẽ ảnh hướng lớn tới lợi nhuận của các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Theo số liệu ông trích dẫn từ Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, trong chuỗi giá trị kinh doanh cà phê thì các nhà chế biến, xuất khẩu có tỷ suất lãi/chi phí thấp nhất 0,37%. Trong khi đó, các nhà rang, xay sản phẩm phổ thông và rang, xay sản phẩm cao cấp chiểm tỷ lệ rất cao, lần lượt đạt 32,62% và 45,86%. Nông dân trồng, thu hoạch, sơ chế có tỷ lệ lợi nhận ở mức 13,68%.

Với tỷ suất lợi nhuận thấp (0,37%), có thể thấy doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và hiện có tới 80% doanh nghiệp kinh doanh trong ngành cà phê đang thua lỗ. “Nếu các doanh nghiệp đang lỗ như vậy thì việc thu phí sẽ như một cổ hai, ba tròng”, ông Hiệp nhận xét.

Ngược lại với quan điểm của ông An, ông Hiệp cho hay, cần phải sử dụng đồng tiền này như thế nào để cải thiện cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.

Nếu quỹ này tạo ra những điều có ích cho doanh nghiệp, như mướn các chuyên gia hoặc công ty tư vấn, sử dụng quỹ này mua thông tin thị trường của các chuyên gia phân tích có uy tín, đưa ra định hướng thị trường hàng tháng, hàng năm cho doanh nghiệp thì khi đó các doanh nghiệp sẽ thấy được lợi ích từ việc đóng phí.

Ngược lại, khi doanh nghiệp làm ăn có lời thì sẽ mua của nông dân với giá tốt hơn. Còn giờ các doanh nghiệp đang lỗ thì lấy cơ sở nào để mua tốt hơn? Đây là một tác động gián tiếp đến các hộ nông dân của quỹ bảo hiểm nếu dùng theo hình thức này.

Theo SGTimes
HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ