Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
722466
 
Đang trực tuyến
29941
TIN TỨC
Doanh nghiệp FDI thâu tóm thị trường
Trong khi các DN xuất khẩu cà phê của Đắc Lắc và Gia Lai gặp khó khăn, các DN FDI với tiềm lực tài chính mạnh mẽ đã nhanh chóng thâu tóm thị trường cà phê. Từ chỗ chiếm lĩnh 50% thị phần thu mua cà phê của tỉnh vào năm 2011, bước sang 6 tháng đầu năm 2012, các DN FDI đã tăng thị phần thu mua cà phê lên 60%.

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của nước ta, tại đây, các doanh nghiệp FDI (có 100% vốn đầu tư nước ngoài) đang chiếm lĩnh việc thu mua, khoảng 60% thị phần cà phê trong 6 tháng đầu năm nay. Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cà phê nước ta trong việc tìm nguồn hàng xuất khẩu. Về lâu dài, có nguy cơ các DN FDI quay lại chi phối thị trường cà phê Việt Nam.

Thua trên sân nhà

Trong những năm qua, các DN FDI trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai đã “lách” Nghị định 23/2007 của Chính phủ (theo Nghị định 23, DN nước ngoài chỉ được thu mua cà phê thông qua các DN hoặc đại lý của người Việt Nam) bằng cách thu mua cà phê của nông dân qua các đại lý trung gian, hợp tác xã, DN tư nhân... Vào năm 2011, ở Đắc Lắc chỉ có 6 DN FDI tham gia thu mua cà phê. Nhưng năm nay, đã có 8 DN FDI thu mua cà phê của tỉnh gồm: Công ty Cà phê Ngon, chi nhánh Công ty Louis Dreyfus Commodities, Công ty Dakman, Công ty Amazaro VN, chi nhánh Công ty Newman Group, chi nhánh Công ty Olam Việt Nam, chi nhánh Công ty Hà Lan Việt Nam và chi nhánh Công ty Vĩnh An. Cùng với sự gia tăng về số lượng, các DN FDI cũng gia tăng chiếm lĩnh thị trường. Từ chỗ chiếm lĩnh 50% thị phần thu mua cà phê của tỉnh vào năm 2011, bước sang 6 tháng đầu năm nay, các DN FDI đã tăng thị phần thu mua cà phê lên 60%.

Ở Gia Lai chỉ có chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities tham gia hoạt động thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê. Dù mới hoạt động được vài năm, song DN này đã “thống lĩnh” thị trường xuất khẩu cà phê. Trong 6 tháng đầu năm nay, DN này đã xuất khẩu được gần 100 triệu USD mặt hàng cà phê. Theo tính toán của ngành chức năng, DN này sẽ chiếm tới hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả tỉnh Gia Lai trong năm 2012. Với đà như thế, trong vài năm tới, DN này sẽ chiếm lĩnh mảng thu mua và xuất khẩu cà phê của tỉnh Gia Lai.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của DN FDI đã đẩy nhiều DN kinh doanh cà phê của Đắc Lắc vào con đường phá sản. Trong khi đó, những “đại gia” xuất khẩu cà phê của tỉnh như: Vinacafe Buôn Ma Thuột, Innexim Đắc Lắc… cũng đang “lâm bệnh” khi mất dần vị thế của mình trong lĩnh vực này. Ở Gia Lai cũng vậy, nhiều DN cũng lâm vào cảnh khó khăn khi cạnh tranh với DN FDI. Hiện có hơn 20 DN, đại lý kinh doanh cà phê vỡ nợ, mất khả năng thanh toán hàng trăm tỷ đồng và hàng ngàn tấn cà phê nhân.

Doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn khi cạnh tranh thu mua cà phê với doanh nghiệp FDI

Nguy cơ làm giá

Trong khi các DN xuất khẩu cà phê của Đắc Lắc và Gia Lai gặp khó khăn, các DN FDI với tiềm lực tài chính mạnh mẽ đã nhanh chóng thâu tóm thị trường cà phê. Niên vụ 2009-2010, Công ty Vĩnh An chỉ thu mua khoảng 4.000 tấn, Công ty Amajazo 7.000 tấn và Công ty Olam 23.000 tấn cà phê trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Nhưng bước sang niên vụ 2010-2011, Công ty Vĩnh An đã thu mua hơn 14.000 tấn, Công ty Amajazo thu mua 19.000 tấn và Công ty Olam thu mua 58.000 tấn. Còn ở Gia Lai, DN FDI cũng đã mua trên 60% sản lượng cà phê của toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm nay. Ông Huỳnh Ngọc Tục, Giám đốc Sở Công thương Gia Lai, cho biết: “Điểm mạnh nhất của các DN FDI cũng chính là điểm yếu nhất của DN trong nước. Dễ hiểu là các DN FDI có lợi thế vốn lớn, được hưởng mức lãi suất cho vay của nước sở tại thấp, trong khi các DN nội địa khó tiếp cận được vốn vay do chính sách thắt chặt tiền tệ, hoặc nếu có vay được cũng phải chịu lãi suất quá cao”.

Không thể phủ nhận việc các DN FDI thông qua các đại lý thu mua cà phê để gom hàng đã tạo ra cuộc cạnh tranh về giá và người trồng cà phê được hưởng lợi. “Nhưng về lâu dài, khi họ đã loại bỏ được các DN xuất khẩu cà phê trong nước thì sẽ quay lại làm giá ngay tại thị trường cà phê Việt Nam. Điều này đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời bảo vệ DN trong nước, thị trường cà phê nước ta sẽ rơi vào tay các DN FDI trong những năm tới”, ông Phan Hùng Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Anh Minh, một trong những DN xuất khẩu cà phê hàng đầu ở Đắc Lắc, cảnh báo. Còn ông Lê Phước Hùng, Giám đốc Chi nhánh Buôn Ma Thuột của Công ty Tập đoàn Intimex TPHCM, nhận định: “Nguy cơ DN FDI thâu tóm thị trường cà phê Việt Nam đã cận kề. Trong vài năm trở lại đây, các DN FDI thường xuyên thu mua, tích trữ cà phê và sau đó bán lại cho các DN trong nước khi nguồn hàng trên thị trường khan hiếm. Họ đang dùng tiềm lực tài chính và kinh nghiệm để “hạ gục” DN Việt Nam, sau đó sẽ độc chiếm thị trường cà phê nước ta”.

Cải tổ DN trong nước

Theo thống kê của Bộ NN-PTNN, các DN FDI đã thu mua gần 60% tổng lượng cà phê của Việt Nam trong năm 2011, tương đương 600.000 tấn/năm. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp FDI đang thống lĩnh thị trường nguyên liệu cà phê xuất khẩu tại Việt Nam và đẩy DN xuất khẩu cà phê trong nước vào “bước đường cùng”. Nhưng việc các DN trong nước gặp khó khăn không phải chỉ do sức ép từ DN FDI. Theo các chuyên gia, sở dĩ DN trong nước gặp khó khăn trong việc thu mua cà phê do thiếu vốn là chính, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là những tồn tại trong cơ chế quản lý. Trước đây, các DN trong nước xuất khẩu theo hình thức ủy thác, vốn Nhà nước và độc quyền về giá, nên lợi nhuận đạt cao, nhưng nông dân lại bị thiệt. Khi gia nhập WTO, những yếu kém nội tại trên mới phát sinh. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu mặt hàng cà phê rất thấp (khoảng 0,05%), trong lúc bộ máy các DN trong nước lại cồng kềnh, tốn nhiều chi phí cho nhân lực và sản xuất, vì thế, lợi nhuận sẽ càng thấp và thiếu vốn tái đầu tư.

Vì thế, đã đến lúc các DN trong nước phải cải tổ lại bộ máy và cơ chế hoạt động thì mới cạnh tranh được với DN FDI. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ DN trong nước về lãi suất vốn vay, để họ giải quyết những khó khăn trong thời điểm này và tái đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, phải hỗ trợ nông dân bằng cách thu mua tạm trữ cà phê trong những thời điểm cà phê rớt giá.

Theo SGGP

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ