Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
723414
 
Đang trực tuyến
30889
TIN TỨC
Tổng hợp thị trường cà phê tuần 7 (13 - 18/2/2012)
Nếu ở bờ phía bên kia Đại Tây dương giá cà phê Arabica do yếu tố cung cầu làm nền tảng chi phối suốt tuần thì ở bờ phía bên này giá cà phê Robusta tiếp tục bị đầu cơ chi phối đấu đá lẫn nhau tạo nên những cơn lốc trên sàn khiến cho các nhà quản lý phải đi tìm cách hạ nhiệt. Trong vòng xoáy của những cơn lốc đó, xem chừng nông dân các nước sản xuất hưởng lợi khi giá cà phê bỗng nhiên tăng vọt.
Bên cạnh hàng loạt những nguyên nhân khiến cho cơn lốc bùng phát, có thể kể các nguyên nhân cần như việc nông dân nước sản xuất Robusta số 1 găm hàng “một cách không bình thường”, tồn kho của London liên tục sụt giảm, nhu cầu rang xay phục vụ cho mùa giải Euro 2012 đang cận kề…

Khởi đầu có thể kể từ phiên giá cà phê Robusta tăng mạnh khi chốt tuần 5. Nhưng chuỗi tăng giá thực sự là phiên thứ Ba ngày 7 rạng ngày 8/2 và bất ngờ tăng tốc đảo giá vào phiên thứ Năm, ngày 9 rạng ngày 10/2 của tuần 6 và kết thúc chuỗi tăng ở phiên chiều thứ Năm ngày 16 rạng 17/2 tuần này.

Chuỗi tăng giá cà phê Robusta kéo dài qua 8 phiên. Tổng cộng, kỳ hạn giao tháng 3 tăng 336 USD, tương đương tăng 18,35%, lên đứng ở 2.167 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 5 tăng 182 USD, tức tăng 9,8%, lên đứng ở 2.167 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng 165 USD, tức tăng 18,35%, lên đứng ở 2.050 USD/tấn, các mức tăng rất ấn tượng.

Ngược lại, giá cà phê Arabica ở bờ bên kia Đại Tây dương có liên tiếp 4 phiên sụt giảm ở đầu tuần. Tổng cộng, kỳ hạn giao tháng 3 giảm 15,85 cent, tương đương giảm 7,36%, xuống còn 199,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 cũng giảm 16,2 cent, tức giảm 7,45%, xuống còn 201,2 cent. Đây là mức thấp của giá cà phê Arabica trong vòng 15 tháng trở lại đây.

Nguyên nhân giảm chủ yếu là do nguồn cung dồi dào, nhất là Brazil, cường quốc cà phê số 1 thế giới, đang đối diện với vụ mùa kỷ lục và Êthiopia mới vừa bội thu cho dù sản lượng của Colombia năm nay không như dự kiến.

 Cuối tuần, giá cà phê đảo chiều trên cả hai thị trường. Giá cà phê Robusta tại London quay đầu giảm mạnh, đã được cảnh báo như là điều chỉnh kỹ thuật tất yếu sau những phiên liên tục tăng nóng. Kỳ hạn giao tháng 3 mất 73 USD, chiếm 3,49%, xuống đứng ở 2.094 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 5 mất 45 USD, tức mất 2,26%, xuống còn 1.994 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng mất 43 USD, tức mất 2,14%, xuống còn  2.007 USD/tấn.

Ngược lại, giá cà phê Arabica tại New York tăng nhẹ. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng 0,05 cent lên 199,5 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 1 cent lên 202,2 cent/lb.

Giá cà phê nhân xô trong nước cũng có chuỗi tăng kéo dài từ đầu tuần, tổng cộng tăng 1.400 đồng. Tuy nhiên cuối tuần giá hạ theo London mất 600 đồng. Vì thế, giá cà phê nhân xô trong nước chốt tuần đứng ở mức 39.100-39.400 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ là 1.965 USD/tấn, FOB, mức trừ lùi vẫn duy trì 30 USD theo giá tháng 5 tại London.

Những thông tin về kinh tế thế giới đáng chú ý trong tuần này là tin về nền kinh tế lớn nhất hành tinh, tuy có khởi sắc khiến ông Chủ tịch Fed cương quyết chưa đưa ra gói cứu trợ, duy trì lãi suất siêu thấp và việc Tổng Thống Đức từ chức góp phần trì hoãn công cuộc giải cứu khủng hoảng Hy Lạp, khiến cho đồng Euro có nguy cơ giảm giá trầm trọng nếu nước này vỡ nợ.

Việc giá cà phê chưa trở lại như trật tự vốn có cũng có nghĩa là yếu tố bất ngờ vẫn tiềm ẩn trên thị trường Robusta. Và như vậy nông dân trồng cà phê nước ta vẫn được hưởng lợi khi giá còn đảo chăng?

Theo Anh Văn (giacaphe.com)

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ