Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
723411
 
Đang trực tuyến
30886
TIN TỨC
Tài nguyên thiên nhiên
 

1. Tài nguyên đất
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Daklak, đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.

Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 90 km theo hướng đông bắc - tây nam và rộng khoảng 70 km. Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, càng về phía tây chỉ còn 300 m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi.

- Nhóm đất phù sa (Fuvisols):

Được hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất..
- Nhóm đất Gley (Gleysols):

Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lăk, Krông Ana và Krông Bông.

- Nhóm đất xám (Acrisols):

Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Daklak, phân bố ở hầu hết các huyện.

- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan).

Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Daklak.

 

2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt

Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Daklak một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các địa bàn phân bố dọc theo hai bên sông Krông Ana thuộc các huyện:Krông Ana, Krông Pắc, Lăk,....

- Nguồn nước ngầm:

Tập trung chủ yếu trong các thành tạo BaZan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước tính:

Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua - Magie, Can xi hay Natri.

 

3. Tài nguyên rừng:

Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Dak Lak là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62% (số liệu tính đến ngày 01/01/2004). Rừng Dak Lak được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Dak Lak phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, các tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Dak lak có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.

 

4. Tài nguyên khoáng sản:

Dak lak không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như Sét cao lanh (ở M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ