BÁO CÁO TỔNG
HỢP KHẢO SÁT
CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC
CẤP QUYỀN SỬ DỤNG
CHỈ DẪN ĐỊA
LÝ CÀ PHÊ “BUÔN MA THUỘT” NIÊN VỤ 2011
“Thuộc dự án
phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk”
1. Căn cứ
- Quyết định 647/QĐ ngày 20/4/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc “Quy
trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê vối”
- Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 30/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk
Lắk về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma
Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta.
- Quyết định số 175,176,177,178,179,180,181,182/QĐ-SKHCN ngày 08/8/2011
của Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê nhân Robusta.
- Quyết định số 88b /QĐ- HHCPBMT ngày 09/12/2011 của Hiệp hội cà phê
Buôn Ma Thuột về việc thành lập tổ giám sát các đơn vị đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột”.
2. Mục đích
- Giám sát, kiểm tra công tác thu hoạch, quy
trình chế biến, lưu kho sản phẩm cà phê
có chứng nhận theo quy trình và tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký của các đơn vị
đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột”.
- Khảo sát đề
xuất của doanh nghiệp về việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột”.
- Kiến nghị các
giải pháp nhằm mở rộng diện tích cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn
Ma Thuột”.
3. Phương pháp
-
Tiếp cận trực
tiếp từng đơn vị, hộ dân liên kết và giao khoán của các đơn vị được cấp quyền
sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột” theo quy trình.
-
Thông qua báo cáo
tổng hợp số liệu từ các doanh nghiệp và các tổ chức tập thể được cấp quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột”.
4. Nội dung
- Tiến hành giám sát thông tin thông qua các báo cáo nội bộ, các tiêu
chí theo quy trình giám sát đối với từng đơn vị.
- Kiểm tra thực tế việc thu hoạch trên vườn cây, xác định độ chín cà
phê khi thu hoạch và quy trình thu hoạch có đúng với yêu cầu của cà phê chứng
nhận hay không?
- Kiểm tra quy trình vận chuyển sản phẩm cà phê quả tươi sau thu hoạch,
công nghệ chế biến cà phê có chứng nhận chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột”.
- Quy trình lưu kho, đánh mã số sản phẩm cà phê nhân và các hợp đồng
mua bán sản phẩm cà phê nhân có chứng nhận chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma
Thuột”.
5. Kết quả giám sát
5.1. Tóm tắt sơ lược các doanh nghiệp được cấp quyền
sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột”
a.
Công ty TNHH MTV cà phê Phước An
- Công ty TNHH MTV cà phê Phước An được thành lập từ
năm 1977
- Địa chỉ: Km 26 – QL 26 – Xã Ea
Yông – Krông Pắk – Đắk Lắk
- Do ông Trần Minh Thụy – Giám đốc
làm đại diện doanh nghiệp
-
Tổng diện tích đất của công ty là 2.891,9 ha trong đó diện tích đất trồng cà
phê là 1.410 ha
- Công ty TNHH MTV cà phê Phước An
hoạt động theo hai phương án khoán là khoán có đầu tư thu toàn bộ sản phẩm để
chế biến và phương án khoán không đầu tư chỉ thu một phần sản phẩm cà phê thu
hoạch được.
b.
Công
ty TNHH MTV cà phê – ca cao Tháng 10
- Công ty TNHH MTV cà phê – Ca cao
Tháng 10 được thành lập từ năm 1997
- Địa chỉ: Km 23 – QL 26 – Ea Kênh –
Krông Pắk – Đắk Lắk
- Do Ông Trần Ngọc Phước – Giám đốc
làm đại diện doanh nghiệp
- Tổng diện tích đất tự nhiên của
công ty là 1.207,32 ha trong đó tổng diện tích đất trồng cà phê là 500 ha.
- Công ty TNHH MTV cà phê ca cao
Tháng 10 quản lý hoạt động sản xuất cà
phê theo hai hình thức là hợp đồng khoán không đầu tư thu một phần sản phẩm và
hợp đồng khoán có đầu tư thu toàn bộ sản phẩm cà phê sau thu hoạch để chế biến.
c. Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ
- Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ được thành lập từ
năm 1976
- Địa chỉ: Km2 – Trần Hưng Đạo – TX
Buôn Hồ - Đắk Lắk
- Do ông Trần Xuân Bính – Giám đốc
làm đại diện doanh nghiệp
- Tổng diện tích đất của công ty là
2.050 ha trong đó diện tích đất trồng cà phê là
832,8 ha.
- Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ
quản lý hoạt động sản xuất cà phê theo hai hình thức là hợp đồng khoán không
đầu tư thu một phần sản phẩm và hợp đồng khoán có đầu tư thu toàn bộ sản phẩm
cà phê sau thu hoạch để chế biến.
d. Công ty TNHH MTV cà phê 15
- Công ty TNHH MTV cà phê 15 được thành lập năm 1996
- Địa chỉ: Xã Cư DliêM’Nông – Cư
M’gar – Đắk Lắk
- Do ông Đại tá Nguyễn Văn Thạch –
Giám đốc làm đại diện doanh nghiệp.
- Tổng diện tích đất trồng cà phê là
848,74 ha
- Công ty TNHH MTV cà phê 15 hoạt
động sản xuất theo hình thức khoán và thu toàn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch.
e. Công ty cổ phần đầu tư XNK Đắk Lắk
- Công ty Cổ
phần đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk được thành lập từ năm 1976, tới nay đã qua 6 lần đổi tên và quá
trình chuyển đổi cổ phần hóa. Từ ngày 21/4/2007 công ty chính thức mang tên
công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk.
- Địa chỉ: 228 Hoàng Diệu – Tp. Buôn
Ma Thuột – Đắk Lắk
- Do ông Vân Thành Huy – Tổng giám
đốc làm đại diện doanh nghiệp
- Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập
khẩu Đắk Lắk đã triển khai chương trình cà phê có chứng nhận, đến nay đã phát
triển được vùng nguyên liệu được 172,65 ha.
f. Công ty TNHH MTV cà phê Ea Pốk
- Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Pốk
được thành lập từ năm 1976
- Địa chỉ: Km14 – Tỉnh lộ 8 – TT Ea
Pốk – Cư M’gar – Đắk Lắk
- Do ông Cao Văn Tứ - Giám đốc làm
đại diện doanh nghiệp.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp của
công ty 751 ha, trong đó diện tích đất trồng cà phê là 732,6 ha.
- Công ty TNHH MTV cà phê Ea Pốk
quản lý hoạt động sản xuất cà phê theo
hai hình thức là hợp đồng khoán không đầu tư thu một phần sản phẩm và hợp đồng
khoán có đầu tư thu toàn bộ sản phẩm cà phê sau thu hoạch để chế biến.
g. Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
- Công ty TNHH
MTV XNK 2/9 Đắk Lắk được thành lập 1993
- Địa chỉ: 23 Ngô Quyền – Tp. Buôn
Ma Thuột – Đắk Lắk
- Do ông Lê Đức Thống - Tổng Giám đốc làm đại diện doanh nghiệp.
- Từ năm 2009 công ty TNHH MTV XNK
2/9 Đắk Lắk triển khai dự án cà phê bền vững, đến nay đã phát triển được vùng
nguyên liệu lên đến 1.637 nông hộ với 2.484 ha cà phê được chứng nhận cà phê
bền vững.
h. Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi
- Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi được thành lập từ
năm 1977
- Địa chỉ: Km 17 – QL 26 – Hòa Đông
– Krông Pắk – Đắk Lắk
- Do ông Nguyễn Xuân Thái – Giám đốc
làm đại diện doanh nghiệp
- Tổng diện tích đất của công ty là
2.335 ha trong đó diện tích đất trồng cà phê là 2.100 ha.
- Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi
quản lý hoạt động sản xuất cà phê theo hai hình thức là hợp đồng khoán không
đầu tư thu một phần sản phẩm và hợp đồng khoán có đầu tư thu toàn bộ sản phẩm
cà phê sau thu hoạch để chế biến.
5.2. Cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột”
STT
|
Tên doanh nghiệp
|
Số quyết định
|
Ngày cấp
|
Diện tích (ha)
|
Sản lượng (tấn)
|
1
|
Công
ty TNHH MTV cà phê Phước An
|
175 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
1.800
|
5.000
|
2
|
Công
ty TNHH MTV cà phê ca cao Tháng 10
|
176 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
500
|
1.400
|
3
|
Công
ty cổ phần đầu tư XNK Đắk Lắk
|
177 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
172,65
|
500
|
4
|
Công
ty TNHH MTV cà phê Ea Pốk
|
178 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
500
|
1.500
|
5
|
Công
ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ
|
179 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
765,13
|
2150
|
6
|
Công
ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
|
180 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
2.484
|
7.997
|
7
|
Công
ty TNHH MTV cà phê 15
|
181 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
848,74
|
2.500
|
8
|
Công
ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi
|
182 /QĐ-SKHCN
|
08/8/2011
|
1.782
|
5.000
|
Tổng cộng
|
|
|
8.852,52
|
26.047
|
5.3. Kết quả giám sát quy trình thu hoạch và chế biến
a. Công tác quản lý và chỉ đạo thu hoạch sản phẩm
Trong số 08 doanh nghiệp được cấp
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma thuột, có 06 doanh nghiệp vừa hoạt
động sản xuất vừa kinh doanh sản phẩm cà phê nhân. Hai doanh nghiệp công ty
TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk và công ty cổ phần đầu tư XNK Đắk Lắk có vùng nguyên liệu
là các hộ nông dân tham gia chương trình cà phê chứng nhận UTZ và 4C, Các vùng
nguyên liệu này nằm trên địa bàn rộng của các xã thuộc TP. Buôn Ma Thuột, huyện
Cư M’gar, Krông Năng và Krông Ana.
Hầu hết các doanh nghiệp trực tiếp
quản lý sản xuất trong hoạt động theo các hình thức khoán không đầu tư và khoán
có đầu tư đến hộ nông dân với phương thức thu một phần sản phẩm (theo tỷ lệ
thỏa thuận) hoặc toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch về chế biến. Với mức độ quản lý
theo các hình thức trên về cơ bản doanh nghiệp đã chỉ đạo được việc thu hái
theo kế hoạch và đảm bảo sự quản lý trên vườn cây, giúp cho người lao động thu
hoạch cà phê đủ độ chín, tập trung và chất lượng được đảm bảo.
Đối với 02 doanh nghiệp công ty TNHH
MTV XNK 2/9 Đắk Lắk và công ty cổ phần đầu tư XNK Đắk Lắk là doanh nghiệp
chuyên kinh doanh cà phê nhân vì thế các doanh nghiệp này tập trung xây dựng và
mở rộng vùng nguyên liệu cà phê có chứng nhận tại các hộ nông dân trong vùng
địa danh. Các doanh nghiệp đã thiết lập mạng lưới quản lý tại cơ sở thông qua
các nhóm trưởng, tổ đội sản xuất tại chỗ được hướng dẫn sản xuất cà phê có
chứng nhận theo chương trình 4C, UTZ. Các hộ nông dân này được tập huấn về quy
trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê có chứng nhận, có sổ nhật ký nông hộ
ghi chép nhật ký canh tác trên vườn cây. Vì vậy sản phẩm dễ dàng truy xuất được
nguồn gốc, giá cả được khuyến khích, đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu của
doanh nghiệp.
b. Công tác thu hái, vận chuyển và phơi sấy
Tại các vườn cây cà phê (chọn
một cách ngẫu nhiên) kiểm tra độ chín
của cà phê khi thu hoạch nhận thấy hầu hết các hộ dân đều thu hoạch cà phê đạt
độ chín > 90% vào đầu vụ (đợt 1) và > 80 % vào cuối vụ (đợt 2). Điển hình
như vùng nguyên liệu của công ty TNHH MTV cà phê Phước An, công ty TNHH MTV cà
phê 15, công ty TNHH MTV cà phê Ea Pốk,… tỷ lệ quả chín > 90 %. Điều này cho
thấy các hộ dân đã thấy được tầm quan trọng của chất lượng cà phê nhân phụ
thuộc hoàn toàn vào tỷ lệ quả chín khi thu hoạch. Công tác vận chuyển cà phê
tươi về nơi chế biến đảm bảo yêu cầu và thời gian quy định. Người dân đã không sử
dụng các bao đã chứa phân bón, chứa các chất hóa học để đựng cà phê quả tươi
làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Đối với các đơn vị chế biến khô
như công ty TNHH MTV cà phê 15, công ty cổ phần đầu tư XNK Đắk Lắk, công ty
TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk thì cà phê quả tươi được các hộ dân phơi trên các sân
bằng xi măng, độ dày của cà phê quả tươi khi phơi ở mức cho phép, được cào đảo
thường xuyên đạt đến độ khô quy định, cà phê quả khô được cho vào hệ thống chế
biến khô và thành phẩm cho ra là cà phê nhân xô.
- Đối với các đơn vị chế biến ướt như công ty TNHH MTV cà phê Thắng
Lợi, công ty TNHH MTV cà phê Phước An, công ty TNHH MTV cà phê ca cao Tháng 10,
công ty TNHH MTV cà phê Ea Pốk, công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ thì cà phê tươi
được vận chuyển ngay về khu chế biến, được rửa sạch và cho vào bể ngâm trong
thời gian quy định sau đó hệ thống hút vào chế biến thông qua dây truyền thiết
bị chế biến ướt và sản phẩm cho ra là cà phê thóc, cà phê thóc được đưa ra sân
phơi hoặc sấy. Đối với các loại cà phê xanh hay cà phê kém chất lượng được để
riêng để chế biến khô.
c. Chế biến và phân loại cà phê nhân
- Cà phê thóc đạt đến độ khô quy định được đưa vào hệ thống chế biến thành
cà phê nhân và phân loại từng loại cà phê cụ thể như Rđb, R1, R2 và R nhân xô.
Các loại cà phê này được đóng bao và có đánh mã số riêng để phân biệt, được đặt
trên các giá gỗ và lưu trữ cà phê đúng quy trình.
- Tất cả các loại cà phê nhân được chế biến ướt và chế biến khô đều đảm
bảo yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng của cà phê có chứng nhận như hạt cà phê
có màu đặc trưng của cà phê nhân Robusta, tỷ lệ hạt trên sàn 13,16,18 đạt trên
90%, độ ẩm dưới 12,5%, mùi đặc trưng của cà phê nhân Robusta, không có mùi lạ.
- Hầu hết những đơn vị làm hàng xuất khẩu như công ty TNHH MTV XNK 2/9,
Đầu tư XNK Đắk Lắk, Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH MTV cà phê
Phước An, công ty TNHH MTV cà phê Ea Pốk,... đều có hệ thống máy phân loại và
đánh bóng cà phê,... nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu.
- Riêng công ty TNHH MTV XNK 2/9 làm hàng chất lượng cao theo đơn đặt
hàng của bên mua, công ty đã đầu tư hệ thống chế biến và phân loại cà phê nhân
thật hiện đại. Tất cả cà phê nhân xô được công ty thu mua đưa vào cùng một hệ thống, hệ thống sẽ đưa cà
phê nhân xô này vào chế biến, đánh bóng ướt và phân loại. sản phẩm cho ra các
dạng như Rđb, R1, R2,... cà phê nhân xô được qua hệ thống đánh bóng ướt được làm
sạch vỏ lụa, khử mùi lạ có trong cà phê làm nâng cao giá trị và chất lượng cà
phê thành cà phê chất lượng cao, tạo thêm uy tín cho cà phê “Buôn Ma Thuột”.
d. Tổng hợp kết quả khảo sát các doanh nghiệp được cấp
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
+ Tổng diện tích được cấp quyền sử dụng CDĐL: 8.852,52
ha.
+ Tổng sản lượng đã thu hoạch cà phê tươi theo kết quả
khảo sát: 57.145 tấn.
+ Tổng sản
lượng cà phê nhân xô đã thu hoạch: 14.369 tấn.
+ Tổng sản lượng cà phê nhân quy khô
dự kiến còn lại: 2.234 tấn.
+ Độ chín trung bình cà phê quả tươi
khi thu hoạch: > 85%
+ Cà phê quả khô và nhân xô được
phơi trên sân gạch, xi măng đảm bảo quy trình.
+ Sản phẩm cà phê nhân được bảo
quản, phân loại,đánh mã số, ... theo yêu cầu của tiêu chuẩn cơ sở và của các
khách hàng.
(chi tiết có phụ lục 1 và phụ lục 2 đính kèm)
5.4. Đánh giá chung
Thông qua các quy trình cà phê sản xuất cà phê có chứng nhận các đơn vị
được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đều sản xuất cà phê nhân có chất lượng
cao, đảm bảo đúng quy trình theo quyết định 674/QĐ ngày 20/4/2005 của UBND tỉnh
Đắk Lắk. Các đối tác thu mua với sản phẩm cà phê nhân chất lượng cao với mức
giá cao hơn so với mặt bằng giá tại thời điểm nên đã khuyến khích các doanh
nghiệp tập trung sản xuất cà phê nhân chất lượng cao. Với sự chỉ đạo tập trung
theo mô hình quản lý doanh nghiệp nên việc đảm bảo quy trình và nâng cao chất
lượng sản phẩm cà phê đang có những thuận lợi cơ bản.
Ngoài những thuận lợi còn có những hạn chế như chưa có điều kiện để
nhân rộng việc áp dụng quy trình sản xuất cà phê có chứng nhận ra các vùng cà
phê, các hộ đã hoặc các hợp tác xã sản
xuất cà phê trong vùng địa danh, mặc dù có 1 số hộ nông dân vẫn đang sản xuất
cà phê theo đúng quy trình cà phê có chứng nhận.
Nguyên nhân của các hạn chế trên
do doanh nghiệp thiếu vốn; thiếu cán bộ giám sát; giá cả chưa ổn định còn phụ
thuộc rất nhiều vào khách hàng ...
6. Một số đề
xuất của doanh nghiệp
- Thương hiệu cà phê Buôn
Ma Thuột đã được cấp cho các đơn vị sử dụng nhưng các doanh nghiệp đang gặp khó
khăn trong việc đưa thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vào các hợp đồng mua bán
và bao bì đóng gói sản phẩm cà phê nhân. Vì vậy công tác quảng bá và phát triển
thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra nước ngoài cần phải được xúc tiến mạnh mẽ
hơn nữa, không những tập trung trong nước và cả nước ngoài để khách hàng mua
bán sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột được làm quen và chấp nhận thương hiệu.
- Ngoài vùng nguyên liệu
của các doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma
Thuột”, thì công tác quản lý sản phẩm cà phê còn nhiều bất cập thị trường tranh
mua tranh bán cạnh tranh gây gắt, việc thu mua cà phê nhân xô đại trà chưa được
quản lý, không phân biệt chất lượng. Vì thế nhiều hộ nông dân trồng cà phê trong
vùng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột” không mấy quan tâm đến chất lượng, không
quan tâm đến tỷ lệ quả chín khi thu hoạch. Điều này làm ảnh hưởng đến chất
lượng cà phê và uy tín của cà phê “Buôn Ma Thuột”.
- Các doanh nghiệp được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Buôn Ma Thuột” đa phần
có hệ thống chế biến ướt để làm cà phê nhân có chất lượng cao. Hệ quả là phải
đầu tư hệ thống xử lý chất thải khi đưa ra môi trường. Đây là vấn đề hết sức
khó khăn khi đầu tư hệ thống xử lý nước thải chi phí rất cao nhưng thời gian
hoạt động ngắn, điều này làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gây khó khăn cho
các doanh nghiệp.
7.
Kiến nghị giải pháp
- Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột phối hợp với các doanh
nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu cà phê “Buôn Ma Thuột” bằng nhiều hình
thức thông qua Hội chợ, lễ hội, tuần lễ cà phê, các kênh thông tin thương mại,
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ... để không những trong nước mà
các quốc gia có quan hệ thương mại mua bán sản phẩm cà phê nhân với Đắk Lắk
biết và chấp nhận sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột và trong các hợp đồng mua bán cũng như trên các
bao bì sản phẩm được ghi nhận tên thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
- Tiếp tục vận động kết nạp hội viên, mời các đại lý,
tổ chức thu mua cà phê tham gia vào Hiệp
hội cà phê Buôn Ma Thuột dưới các dạng hội viên tập thể hay hội viên cá nhân để
cùng góp sức tạo tiếng nói chung nâng cao chất lượng cà phê Buôn Ma Thuột .
- Tổ chức các buổi hội thảo tiếp xúc với các cơ quan
chức năng như cảnh sát môi trường, Sở Tài nguyên môi trường, phòng tài nguyên
môi trường, ....cùng với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp cà phê đảm bảo việc “sản xuất cà phê chất lượng cao gắn với việc bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững” mà Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột là tổ chức
đại diện.
TM. ĐOÀN
GIÁM SÁT
Trịnh Đức Minh
(Đã ký)