Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu
Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn
hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt
giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ
26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà
Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai).
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng toạ
độ địa lý từ 107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” -
13o25’06” độ vĩ Bắc
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà
- Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu
Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn
hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt
giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ
26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà
Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được
xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao
lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng
như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
1.2. Địa hình địa mạo
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn,
có hướng thấp dần từ Đông Nam
sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẻ bình nguyên và thung lũng, khái
quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
1.2.1. Địa hình vùng núi
a. Vùng núi cao Chư Yang Sin: nằm ở phía Đông Nam của tỉnh
với diện tích xấp xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao
nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), vùng có nhiều dãy núi cao
trên 1.500 mét cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.445 mét, có đỉnh nhọn, dốc đứng,
địa hình hiểm trở. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông
lớn như Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh
năm.
b. Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ở phía Tây Bắc
của tỉnh, ngăn cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột,
độ cao trung bình 600-700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103m. Địa hình bào mòn, xâm thực,
thực vật gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp.
1.2.2. Địa hình cao nguyên
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng
phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về
hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao
nguyên lớn:
a. Cao nguyên Buôn Ma Thuột: là cao nguyên rộng lớn
chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần
800m, phía Nam 400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình
khá bằng phẳng, độ dốc trung bình 3-80. Phần lớn diện tích cao nguyên này là
đất đỏ Bazan màu mở và hầu hết đã được khai thác sử dụng.
b. Cao nguyên M’Drăk (cao nguyên Khánh Dương): nằm ở
phía Đông tỉnh tiếp giáp với tỉnh Khánh Hoà, độ cao trung bình 400- 500 m, địa
hình cao nguyên này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực
trung tâm có địa hình như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung
tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh
ở núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải.
1.2.3. Địa hình bán bình nguyên Ea Súp
Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các
cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng
nhẹ, độ cao trung bình 180m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh...
Phần lớn đất đai của bán bình nguyên Ea Sup là đất xám, tầng mỏng và đặc trung
thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khô.2
1.2.4. Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk
Nằm ở phía Đông-Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột
và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400-500m. Đây là thung lũng của
lưu vực sông Srêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông
Pắc, Krông Ana với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha. Đây là vùng
trũng bị lũ lụt vào các tháng 9, tháng 10 hàng năm.
1.3. Khí hậu thời tiết
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk
vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí
hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây
Trường sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức
do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông
Bắc thuộc các huyện M’Drăk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu
ảnh hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn.
Nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rỏ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa
lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía
Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc
thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
Các đặc trưng khí hậu:
a. Nhiệt độ: đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Tây Nguyên
là hạ thấp theo độ cao tăng lên. Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m giao
động từ 22 -230C, những vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung
bình 23,70C, M’Drăk nhiệt độ 240C. Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao,
ở độ cao < 800m tổng nhiệt độ năm đạt 8000-95000C, độ cao > 800m có tổng
nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 7500-80000C. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày
biên độ đạt 200C, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn, tháng giêng
có nhiệt độ trung bình thấp nhất ở Buôn Ma Thuột 18,40C, ở M’Drăk 200C, tháng
có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 ở Buôn Ma Thuột 26,20C, ở Buôn Hồ 27,20C.
b. Chế độ mưa: lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt
từ 1600-1800mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía nam
(1950-2000mm); vùng có lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây Bắc (1500-1550mm).
Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa năm, mùa khô lượng mưa
chiếm 16%, vùng Ea Sup lượng mưa mùa khô chiếm 10% có năm không có mưa. Các
tháng có lượng mưa lớn là tháng 8, 9. Mùa mưa Tây nguyên còn chịu ảnh hưởng bởi
số lượng cơn bảo ở duyên hải Trung bộ. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng mưa
năm lớn nhất gấp 2,5 -3 lần lượng mưa năm nhỏ nhất). Theo số liệu tại trạm khí
tượng thuỷ văn Buôn Ma Thuột lượng mưa cao nhất vào năm 1981 có trị số 2.598mm,
lượng mưa năm nhỏ nhất vào năm 1970 đạt 1147 mm. Các tháng mưa tập trung thường
gây lũ lụt vùng Lăk- Krông Ana. Trong các tháng mùa mưa đôi khi xảy ra tiểu hạn
từ 15-20 ngày gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
c- Các yếu tố khí hậu khác:
+ Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ
ẩm cao nhất là tháng 9 trung bình 90% tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung
bình 70%.
+ Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 2,3,4 đạt từ 150
-200 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm 1300-1500mm bằng 70% lượng mưa năm
chủ yếu vào mùa khô.
+ Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao
khoảng 2139 giờ, năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ. Trong đó
mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).
+ Chế độ gió: có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió
Tây Nam thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc
thịnh hành thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa
khô gió tốc độ lớn thường gây khô hạn.
Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu
nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp
với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên do chế độ thời tiết có 2 mùa rỏ rệt, mùa khô
thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ
lụt một số vùng. Lượng mưa lớn cũng gây xói mòn và rửa trôi đất đai.
1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố
tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe
suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn thường
xuống rất thấp. Trên địa bàn có hai hệ thông sông chính chảy qua là hệ thống
sông Srêpok và sông Ba. Hệ thống sông Srêpok có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3
diện tích lãnh thổ bao gồm lưu vực dòng chính Srêpok và tiểu lưu vực Ea H’Leo;
hệ thống sông Ba không chảy qua Đắk Lắk nhưng ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh
có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và sông Hinh.
1.4.1. Sông Srêpok
Sông Srêpok là chi lưu cấp I của sông Mê Kông do 2 nhánh
Krông Ana và Krông Knô hợp thành, dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m
hợp lưu xuống còn 150m ở biên giới Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực của dòng
chính là 4.200 km2 với chiều dài sông trên 125km. Đây là con sông có tiềm năng
thuỷ điện khá lớn ở Tây nguyên.
- Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (>
2000m) chạy dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới
phía Tây) và nhập với sông Krông Ana ở thác buôn Dray. Tổng diện tích lưu vực
sông là 3920 km2 và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông
6,8%. dòng chảy bình quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2. Mùa mưa lượng nước
khá lớn gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông.
- Sông Krông Ana là hợp lưu của các suối lớn như Krông Buk,
Krông Pắc, Krông Bông, Krông K’Mar, diện tích lưu vực 3960 km2, chiều dài dòng
chính 215km. Dòng chảy bình quân 21 lít/s/km2. Độ dốc lòng sông không đồng đều,
những nhánh lớn ở thượng nguồn 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk –Buôn Trăp có độ dốc
0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời
cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông. Đây là con sông có
ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước.
1.4.2. Sông Ea H’Leo
Sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800m trên địa phận xã
Dliê Ya huyện Krông Năng, có chiều dài 143km chạy qua 2 huyện Ea Hleo và Ea Sup
trước khi hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia khoảng 1km
rồi đổ vào sông Srêpok trên đất Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực của sông Ea
H’leo là 3080 km2 nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai.
Sông Ea H’Leo có nhánh chính là suối Ea Súp có diện tích lưu vực 994 km2 chiều
dài 104 km. Trên dòng suối này đã xây dựng 2 công trình thuỷ lợi lớn Ea Sup hạ
và Ea Sup thượng để tưới cho vùng Ea Sup với diện tích trên 10.000 ha. Đây là 2
công trình quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân
dân huyện Ea Sup.
1.4.3. Sông Krông H’Năng và sông Hinh
+ Sông Krông H’Năng: bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao
1200m, sông chảy theo hướng Bắc Nam đến huyện Ea Kar chuyển hướng Tây – Đông
sau đó chuyển hướng Nam- Bắc rồi nhập với sông Ba ở vùng giáp giới giữa Gia Lai
và Phú Yên. Sông có chiều dài 130km với diện tích lưu vực 1840 km2.
+ Sông Hinh: bắt nguồn từ dãy núi cao Cư Mu với đỉnh
cao 2051 m, chiều dài dòng sông chính 88 km, lưu vực 1040 km2..
Hai dòng sông này có tiềm năng thuỷ điện, còn khả năng cấp
nước cho sản xuất không nhiều do địa hình dốc và đất nông nghiệp ít.
Ngoài các sông lớn nêu trên, hệ thống sông suối vừa và nhỏ
cũng khá phong phú, tuy nhiên một số suối không có nước trong mùa khô, nhất là
khu vực Ea Sup - Buôn Đôn. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết có nhiều
biến đổi, lượng mưa thấp, tình trạng tài nguyên rừng bị suy giảm, mức độ khai
thác nguồn nước ngầm không kiểm soát được là những nguyên nhân làm cho tình
trạng hạn hán gay gắt và thiếu nước nghiêm trọng