Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
721257
 
Đang trực tuyến
28732
TIN TỨC
Chế phẩm sinh học cho cà phê "lão hóa"
Phần lớn diện tích cây cà phê ở Tây Nguyên đang “lão hóa”, nếu cưa đốn để “trẻ hóa” sẽ mất đi sản lượng thu hoạch hàng năm. Các chế phẩm sinh học K-H, A-H, N-H của Cty CP Thanh Hà như liều thuốc đánh thức “tuổi thanh xuân” cho cây già cỗi.

Theo thống kê, diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên (chủ yếu tại Đăk Lăk, Lâm Đồng) khoảng 100.000 ha. Nhiều vườn cà phê có tuổi đời từ 20-30 năm vẫn cho sản lượng quả, song năng suất giảm dần. Đăk Lăk là tỉnh có diện tích, sản lượng cà phê vối lớn nhất nước, với trên 185.000 ha, sản lượng đạt 380.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có trên 51% diện tích cà phê trên 15 tuổi. Đồng nghĩa với 5-10 năm nữa 50% vườn cà phê “lão hóa”, hết chu kỳ kinh doanh, phải cưa đốn, phục hồi... 

Ông Lê Văn Bá, xã Ea Nhôn, huyện Buôn Đôn cho biết, gia đình ông có 4 ha cà phê, trong đó 2 ha đã trồng 15 năm cho năng suất thấp. Ông rất muốn chặt bỏ để trồng cây mới, nhưng nếu chặt đi thì sẽ mất đi khoản tiền thu được từ diện tích này, lấy đâu tiền trang trải cuộc sống hàng ngày? Trồng cây mới ít nhất 4-5 năm sau mới cho thu hoạch”.

Tỉnh Lâm Đồng cũng có hơn 40.000 ha cà phê già cỗi, độ tuổi từ 15-30 năm. Tỉnh này đưa ra chiến lược đến năm 2015 sẽ trồng mới 33.000 ha cà phê. Để thực hiện được là điều rất khó khăn bởi nông dân luôn có tâm lý tiếc rẻ, ngại phá bỏ vì sợ mất nguồn thu dù biết rõ diện tích cà phê của mình đã “lão hóa”.


Chị Lương bên vườn cà phê cho năng suất cao nhờ chế phẩn sinh học của
 Cty Thanh Hà

Nhằm góp phần cải tạo vườn cà phê già, cũng như tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên, Cty CP Thanh Hà (Hà Nội) đã SX và cung ứng chế phẩm sinh học K-H, A-H, N-H bước đầu tạo sự chuyển biến rõ rệt trên những vườn cà phê.

Chị Nguyễn Thị Lương, tại xóm mới, xã Quảng Tiến, thị trấn Cư M’gar (Đăk Lăk) cho biết, trong một lần đi làm rẫy, tình cờ đọc được tờ rơi hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học K-H, A-H, N-H của Cty Thanh Hà, chị đã tìm mua và dùng thử cho 6 sào cà phê 18 năm tuổi. Làm theo cách hướng dẫn trên bao bì, chị tiến hành phun chế phẩm lần 1, lần 2 vẫn chưa thấy cây chuyển biến… Được tư vấn về kỹ thuật của Cty, chị tiến hành phun lại lần 3. Chỉ sau 1 tháng, cây cà phê xanh tươi trở lại, rễ phát triển khỏe, đất tươi xốp...

"Trước đây với 6 sào cà phê già cỗi, mỗi năm tui thu về khoảng hơn 1 tấn. Từ khi sử dụng các chế phẩm sinh học đã cho thu đều 3 tấn/năm. Dùng chế phẩm này không những vô hại đối với môi trường mà còn giảm 50% chi phí".

Tương tự, anh Ngô Văn Tân, khối 8, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) cũng sử dụng chế phẩm sinh học K-H, A-H, N-H cho 1 ha cà phê của mình. "Trước đây tôi trồng 2 ha cà phê, do vườn già cỗi nên đã chặt bỏ 1 ha...  Từ năm 2010, nhờ sử dụng các chế phẩm của Cty Thanh Hà thì cây như trẻ lại, quả to, chắc; sản lượng tăng lên 5 tấn. Ngoài ra tôi còn sử dụng chế phẩm này cho diện tích cà phê mới trồng cũng rất hiệu quả, cây phát triển nhanh, lá xanh, bộ rễ khỏe".

Ông Nguyễn Văn Sinh, PGĐ Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết, sử dụng các chế phẩm sinh học của Cty Thanh Hà cho thấy cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, quả có khá hơn… Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài vẫn phải thanh lý vườn già cỗi, trồng lại bằng các giống năng suất cao hơn. Sở đang cho phép Cty CP Thanh Hà xây dựng mô hình trình diễn sử dụng phân hữu cơ sinh học K-H, A-H, N-H trên cây cà phê, tiêu, chè và lúa trên địa bàn tỉnh.

Theo Báo Nông nghiệp VN

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ