Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
721380
 
Đang trực tuyến
28855
TIN TỨC
Giao dịch hàng hóa: Bao giờ các hiệp hội thể hiện quyền lực?
Tuy nhiên, người nông dân sản xuất ra những mặt hàng này cũng như DN thương mại hoạt động xuất nhập khẩu nông sản lại có lợi nhuận rất bấp bênh, thậm chí có giai đoạn lỗ lớn. Những hiệp hội ngành hàng vốn có thế mạnh trong việc kết nối sản xuất – chế biến – tiêu thụ lại có vai trò rất mờ nhạt, trong khi ở các nước, đây là những tổ chức có quyền lực và họ thực sự giúp ích cho hội viên của mình.
hững tổ chức có quyền lực và họ thực sự giúp ích cho hội viên của mình.
vietnam coffee Giao dịch hàng hóa: Bao giờ các hiệp hội thể hiện quyền lực?

Cùng với hồ tiêu và gạo, Cà phê là mặt hàng nông sản Việt Nam có vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới

Các chuyên gia của Phillip Futures lấy ví dụ, Hiệp hội Bông, Hiệp hội Ngô của Mỹ là những nhà đầu tư giao dịch rất lớn trên thị trường hàng hóa. Mục đích chính của những nhà đầu tư này là bảo hiểm rủi ro giá cho chính các hội viên của mình.

Đơn cử, nông dân Mỹ trồng bông và có sản phẩm xuất khẩu, họ sẽ tính toán giá đầu vào gồm chi phí nhân công, phân bón, cây giống, lãi vay vốn… Ba tháng nữa, nông dân sẽ có sản phẩm bán. Giả sử, giá thành mỗi tấn bông là 300 USD, họ trang trải đủ chi phí đầu vào và có lợi nhuận ở mức chấp nhận được. Trên thị trường hàng hóa hiện tại, hợp đồng bông kỳ hạn 3 tháng đạt giá 310 USD/tấn, người nông dân sẽ đóng tiền ký quỹ và chốt hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng với mức giá trên. Đến ngày thu hoạch, họ sẽ đóng trạng thái trên thị trường tương lai. Khi ấy xảy ra 2 trường hợp: nếu bông đạt giá 350 USD/tấn, họ sẽ lỗ 40 USD/tấn; song bán hàng thật, họ sẽ thu được 350 USD, vượt kỳ vọng của họ 40 USD và đủ để bù lỗ cho hợp đồng tương lai. Nếu bông chỉ đạt giá 280 USD/tấn, họ sẽ lãi trên hợp đồng tương lai 30 USD/tấn, số tiền này đủ để bù lỗ cho khoản lỗ khi xuất khẩu hàng thật. Thu nhập và các hoạt động của người nông dân do vậy vẫn đảm bảo.

Phương thức giao dịch này giúp người nông dân ổn định được dòng tiền, song để đổi sự an toàn đó, họ phải bằng lòng với lợi nhuận ở mức chấp nhận được và không có sự mạo hiểm. Với ý nghĩa như trên, Hiệp hội Bông (Mỹ) đã đại diện cho các thành viên và mở tài khoản trên sàn giao dịch. Theo nhận xét của các ngân hàng Việt Nam, tổ chức này trong nhiều phiên, giao dịch với khối lượng rất lớn, lệnh thị trường họ tham gia nhiều và có tác động lớn đến giá cả thị trường. Các nhà sản xuất và xuất khẩu ngô của Mỹ cũng có hiệp hội hoạt động tương tự. Sự am hiểu và hỗ trợ tích cực của những hiệp hội như vậy được ví như những tấm khiên bảo vệ các thành viên và hỗ trợ họ rất lớn trong việc duy trì hoạt động ổn định.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, giá trị xuất khẩu rất cao, nhưng người nông dân vẫn thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá, thậm chí thua lỗ nặng nề. Cũng đã có những tổ chức tham gia giao dịch trên sàn hàng hóa, tuy nhiên, từ mục đích ban đầu là bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, sự thắng thua trên sàn giao dịch đã kéo họ chuyển sang mục đích đầu cơ. Khi khối lượng hàng giao dịch trên sàn vượt quá xa hàng thật, trong nhiều trường hợp, sự biến động giá hàng hóa quá lớn khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng.

Là một dạng sản phẩm phái sinh, các hợp đồng giao dịch hàng hóa tương lai trong nhiều trường hợp cũng đem lại lợi nhuận lớn cho DN Việt Nam, không hẳn chỉ có ý nghĩa bảo hiểm rủi ro hàng thật. Năm 2009, giá đồng trên thị trường hàng hóa từng biến động dữ dội, sóng rất lớn khi giá biến động từ 3.000 – 9.000 USD/tấn, đã có DN Việt Nam giao dịch trên sàn London kiếm lợi khá.

Nhìn về các sàn giao dịch hàng hóa của Việt Nam thì thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng như kinh nghiệm và tiềm lực tổ chức thị trường còn rất hạn chế. Lãnh đạo một ngân hàng cho hay, chưa bao giờ ngân hàng ông nghĩ đến việc kết nối cho các khách hàng của mình giao dịch trên sàn hàng hóa Việt Nam.

Hiện nay, tuy cách xa về địa lý song những ứng dụng của internet cho phép giao dịch hàng hóa qua các sàn quốc tế rất thuận tiện. Các ngân hàng Việt Nam hiện trang bị cho khách hàng những phần mềm và chương trình giao dịch cài đặt sẵn trên máy tính. Chỉ cần click chuột, khách hàng đã có thể nhìn thấy lệnh của mình hiển thị ngay trên bảng trực tuyến của sàn London hay Mỹ sau vài giây. Tuy vậy, giao dịch trên các sàn quốc tế đòi hỏi nhà đầu tư phải tự trang bị kiến thức tốt, nhanh nhạy và quyết đoán, mà không phải DN hay hộ nông dân nào cũng có khả năng bám sàn để tham gia.

Tổng hợp lại để có một bức tranh chung về giao dịch hàng hóa của các DN Việt Nam thì thấy đó mới là những hợp đồng lẻ tẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu một sự liên kết và chia sẻ thông tin.

- Để hiểu rõ hơn thế nào là thị trường kỳ hạn bà con có thể đón đọc chuyên đề: Tìm hiểu thị trường cà phê kỳ hạn

của tác giả Kinh Vu

Theo Đầu Tư Chứng Khoán

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ