Niên vụ 2015/16, sản lượng cà phê nước ta tăng 7% so với niên vụ 2014/15 – thời điểm thời tiết rất khô hạn. Niên vụ 2016/17, giai đoạn ra hoa và kết trái (từ tháng 1 tới nửa đầu tháng 3 năm 2016) gặp thời tiết khá tốt và thuận lợi. Một số khu vực cà phê đã ra hoa vào tháng 2 và nửa đầu tháng 3 khi lượng mưa hạn chế nhưng người nông dân đã sử dụng lượng nước dự trữ cũng như nguồn nước ngầm để tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng. Ước tính sản lượng niên vụ 2016/17 giảm tới 7% so với niên vụ 2015/16. Sản lượng còn có thể giảm hơn nữa (tới 15%) do hạn hán hay những cơn mưa bão do hiện tượng thời tiết La Nina gây ra.
Sản Lượng:
Niên vụ 2015/16:
Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2015/16 vẫn giữ ở mức 29,3 triệu bao, tăng 6,9% so với niên vụ 2014/15 do điều kiện thời tiết thuận lợi.
Niên vụ 2016/17:
Dự báo sản lượng niên vụ 2016/17 đạt 27,3 triệu bao, giảm 7% so với sản lượng niên vụ 2015/16 do điều kiện về thời tiết không thuận lợi (El Nino và La Nina).
Sản lượng cà phê theo niên vụ (Tháng 10 – Tháng 9)
| 2014 - 2015 | 2015 - 2016 Ước tính | 2016 - 2017 Dự báo |
| | Cũ | Mới | Cũ | Mới |
Thời điểm bắt đầu | 10. 2014 | 10. 2015 | 10. 2015 | 10. 2016 | 10. 2016 |
Sản lượng (nghìn bao) | 27.400 | 29.300 | 29.300 | | 27.276 |
Năng suất trung bình (tấn/ha) | 2,51 | 2,66 | 2,65 | | 2,45 |
Nguồn: Số liệu ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Tình trạng hạn hán cũng đang gây ra nhiều lo ngại đối với sự phát triển của cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam như Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai và Lâm Đồng. Hiện tượng El Nino, bắt đầu từ năm 2015 và tiếp tục trong năm 2016 khiến thời tiết những tháng đầu của năm 2016 nóng kỷ lục, trời ít mưa, lượng mưa ít, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp ở vùng trung tâm Tây Nguyên.
Những cơn mưa đầu tiên vào tuần cuối tháng tư đã mang đến lượng nước lớn cho cây cà phê ở khu vực miền Trung Tây Nguyên. Tại Kon Tum, từ phía bắc tới phía Nam của Tây Nguyên, cây cà phê cũng nhận được lượng nước mưa đồng đều. Tuy nhiên, lượng mưa hàng năm trong tháng 4 của hai năm 2015 và 2016 đều thấp hơn so với mức trung bình của 10 năm gần đây. Thời tiết vẫn còn nóng và nắng, gió nhẹ vào ban ngày, mây và mưa chỉ đến vào buổi chiều muộn. Hầu hết các hồ chứa nước đang lưu trữ khoảng 30% đến 50% công suất thiết kế. Độ ẩm tương đối trung bình đạt 6,4% thấp hơn so với cùng kỳ trong 5 năm qua.
Trong niên vụ 2015/16, sản lượng cà phê Việt Nam tăng khoảng 7%, so với niên vụ 2014/15 – thời điểm mà cây cà phê bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khô. Niên vụ 2016/17, mặc dù mưa ít nhưng trời khô, có gió và nắng trong quá trình cây cà phê ra hoa và kết trái (từ tháng 1 tới đầu tháng 3 năm 2016) nên tạo nhiều thuận lợi cho quá trình ra hoa và kết trái của cây cà phê. Những nơi mà lượng mưa cực thấp, người nông dân phải sử dụng nguồn nước dữ trữ cũng như các nguồn nước ngầm để tưới cho cây cà phê đặc biệt là tháng 2 và tháng 3. Theo một số nông dân, mặc dù thời tiết khô nhưng thiệt hại trong niên vụ 2016/17 đã được giảm thiểu.
Trong nửa đầu tháng 5, hầu hết các khu vực trồng cà phê đã nhận được lượng mưa vừa đủ. Thời tiết mát mẻ cũng giúp cải thiện độ ẩm đất và tạo thuận lợi để nông dân bón phân cho cây cà phê. Tuy nhiên, lượng mưa trong tháng 5 (đặc biệt nửa đầu tháng 5) vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ trong 5 năm gần đây.
Khả năng hiện tượng La Nina xảy ra trong tháng 8-tháng 10 năm 2016 sẽ mang lại nhiều mưa hơn nhưng lại không đúng vào thời điểm trong chu kỳ tăng trưởng của cây cà phê. Mưa quá nhiều sẽ gây ra nhiều bất lợi vì độ ẩm cao khiến cây không phát triển, giảm sự quang hợp và kết quả làm trái rụng nhiều hơn.
Trong 3 khu mực chính trồng cà phê Arabica ở Việt Nam là Lâm Đồng, Quảng Trị, Điện Biên/Sơn La thì Lâm Đông có diện tích lớn nhất với 16.000 héc ta và là khu vực duy nhất bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn. Ước tính diện tích Arabica bị thiệt hại khoảng 4,5% so với niên vụ 2015/16.
Niên vụ 2016/17 ước tính sản lượng cà phê giảm 7% so với niên vụ 2015/16. Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2016, hiện tượng La Nina có thể gây ảnh hưởng lớn tại khu vực Tây Nguyên khiến sản lượng có thể giảm nhiều hơn so với dự tính.
Ước tính tổng diện tích cà phê niên vụ 2015/16 và niên vụ 2016/17 lần lượt đạt khoảng 662.250 ha và 668.200 ha. Trong 5 năm qua, cây cà phê phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ hạt tiêu đen do thu nhập cao hơn tính trên 1 ha. Mặc dù hạt tiêu đen có mức thu nhâp cao nhưng chi phí ban đầu lại rất khá tốn kém với nhiều rủi ro lớn do các bệnh của cây. Gần đây, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất hồ tiêu rất lớn. Các nhà phân tích khuyến khích nông dân trồng cà phê nên trồng xen kẽ một lượng nhỏ hạt tiêu đen để tăng thu nhâp; từ đó nông dân cà phê có thể giữ cà phê của mình lâu hơn để được mức giá cao hơn.
Ước tính diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực
Tỉnh | Diện tích 2014/15 | Diện tích 2015/16 | Diện tích 2016/17 (mới) |
Đắk Lắk | 209.760 | 209.000 | 210.000 |
Lâm Đồng | 151.565 | 154.000 | 155.000 |
Đắk Nông | 131.895 | 126.000 | 128.000 |
Gia Lai | 83.168 | 80.000 | 82.000 |
Đồng Nai | 20.800 | 21.000 | 21.000 |
Bình Phước | 15.646 | 16.000 | 16.000 |
Kontum | 12.390 | 14.000 | 14.000 |
Sơn La | 10.650 | 12.000 | 12.000 |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 15.000 | 15.000 | 15.000 |
Quảng Trị | 5.050 | 5.050 | 5.000 |
Điện Biên | 3.385 | 4.500 | 4.500 |
Khác | 5.700 | 5.700 | 5.700 |
Tổng | 665.009 | 662.250 | 668.200 |
Nguồn: Các Sở NN&PTNT các tỉnh, Bộ NN&PTNT, các nhà xuất khẩu và thương nhân trong nước
Sản lượng cà phê và hạt tiêu đen niên vụ 2015 – 2016 của Việt Nam
(Đơn vị: ha, triệu US$)
Tỉnh | Cà phê | Hạt tiêu đen |
| Diện tích | Sản lượng | Tổng giá trị | Diện tích | Sản lượng | Tổng giá trị |
Đăk lăk | 209.000 | | | 16.000 | | |
Lâm Đồng | 154.000 | | | | | |
Đăk Nông | 126.000 | | | 14.500 | | |
Gia Lai | 80.000 | | | 14.000 | | |
Đồng Nai | 21.000 | | | 10.000 | | |
Bình Phước | 16.000 | | | 25.000 | | |
Kontum | 14.000 | | | | | |
Sơn La | 12.000 | | | | | |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 15.000 | | | | | |
Quảng Trị | 5.050 | | | 3.600 | | |
Điện Biên | 4.500 | | | | | |
Vùng khác | 5.700 | | | 2.500 | | |
Tổng | 662.250 | 1.758.000 | 2.570 | 85.600 | 126.000 | 1.260 |
Nguồn: Các Sở NN&PTNT các tỉnh, Bộ NN&PTNT, các nhà xuất khẩu và thương nhân trong nước
Cung và Cầu của sản phẩm cà phê ở Việt Nam
| 2014/2015 T10/2014 | 2015/2016 10/2015 | 2016/2017 10/2016 |
USDA | Mới | USDA | Mới | USDA | Mới |
Số liệu cũ | Số liệu cập nhật | Số liệu cũ | Số liệu cập nhật | Số liệu cũ | Số liệu cập nhật |
Dự trữ đầu kỳ | 2.130 | 2.130 | 5.831 | 6.373 | 0 | 4.986 |
Cà phê Arabica | 1.050 | 1.050 | 1.100 | 1.100 | 0 | 1.050 |
Cà phê Robusta | 26.350 | 26.350 | 28.200 | 28.200 | 0 | 26.226 |
Loại khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng sản lượng | 27.400 | 27.400 | 29.300 | 29.300 | 0 | 27276 |
Nhập khẩu cà phê hạt | 450 | 450 | 200 | 450 | 0 | 450 |
Cà phê rang, xay nhập khẩu | 10 | 10 | 10 | 20 | 0 | 30 |
Cà phê hoà tan nhập khẩu | 130 | 130 | 160 | 160 | 0 | 160 |
Tổng nhập khẩu | 590 | 590 | 370 | 630 | 0 | 640 |
Tổng cung | 30.120 | 30.120 | 35.501 | 36.303 | 0 | 32.902 |
Xuất khẩu cà phê hạt | 20.333 | 19.791 | 26.667 | 26.667 | 0 | 24.500 |
Cà phê rang, xay xuất khẩu | 457 | 457 | 550 | 550 | 0 | 550 |
Cà phê hoà tan xuất khẩu | 1.282 | 1.282 | 1.500 | 1.500 | 0 | 1.500 |
Tổng xuất khẩu | 22.072 | 21.530 | 28.717 | 28.717 | 0 | 26.550 |
Tiêu thụ trong nước cà phê rang, xay | 1.917 | 1.917 | 2.250 | 2.250 | 0 | 2.500 |
Tiêu thụ trong nước cà phê hòa tan | 300 | 300 | 350 | 350 | 0 | 370 |
Tổng tiêu thụ | 2.217 | 2.217 | 2.600 | 2.600 | 0 | 2.870 |
Dự trữ cuối kỳ | 5.831 | 6.373 | 4.184 | 4.986 | 0 | 3.482 |
Tổng phân phối | 30.120 | 30.120 | 35.501 | 36.303 | 0 | 32.902 |