Tuy nhiên, cà phê “bẩn” – loại cà phê bao gồm nhiều nguyên liệu khác – chỉ bán trên thị trường cho người có thu nhập thấp hoặc những người ở vùng sâu vùng xa. Văn hóa cà phê ở Việt Nam đã mang đến một loạt các sản phẩm và mức giá khác nhau cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng cà phê bán cà phê đen với giá chỉ 10.000 đồng/cốc cũng như 70.000 đồng/cốc. Nói chung, các quán cà phê tại Việt Nam được đánh giá cao bởi sự đa dạng về các hình thức, dịch vụ và sản phẩm.
Theo Euromonitor, chuỗi cửa hàng cà phê là loại hình phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm tăng 32%. Sự tăng trưởng cao này là do việc mở rộng của các nhãn hiệu cửa hàng cà phê hiện có và sự xâm nhập của các nhãn hiệu mới. Trong năm 2015, Starbucks nâng tổng số cửa hàng lên con số 16. McCafe đã mở 5 cửa hàng kể từ khi nhãn hiệu cà phê này vào Việt Nam đầu năm 2014. Các chuỗi cửa hàng khác như Coffee Bean and Tea Leaf, Gloria Jeans, Coffee Concepts và Highlands cũng đang tiếp tục phát triển thêm cơ sở. Sự phát triển bùng nổ của chuỗi cửa hàng cà phê nói trên cho thấy khách hàng ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng.
Hơn nữa, có một số lượng lớn các chuỗi cà phê nhỏ hơn, với ý tưởng phục vụ cả hai loại thức uống là cà phê truyền thống tốt cho sức khỏe, và các loại cà phê kiểu ngoại (đá xay, latte, cà phê và trái cây xay) với giá cả cạnh tranh hơn so với các nhãn hiệu nước ngoài. Các chuỗi cửa hàng lớn và nhỏ trong nước như Cà phê Trung Nguyên, Passio Coffee, Phúc Long, Thục, Effoc Coffee, Napoli và Milano cũng đang phát triển thúc đẩy lượng tiêu thụ cà phê trong nước.
Loại hình cà phê ngồi tại chỗ là hình thức đem lại doanh thu chính của ngành cà phê. Bên cạnh đó, mô hình cà phê mang đi (take away) cũng đang được phát triển rộng rãi hơn, phù hợp với lối sống ngày càng bận rộn của người tiêu dùng ở các thành phố lớn. Cà phê mang đi hiện nay cũng phổ biến hơn các cửa hàng cà phê tại chỗ truyền thống. Nhiều nhãn hàng đã sử dụng loại hình mang đi và giao hàng tận nơi để mở rộng thêm nguồn khách hàng.
Báo cáo của USDA ước tính lượng tiêu thụ cà phê rang xay trong nước tăng từ 1,83 triệu bao lên 1,92 triệu bao do sự mở rộng liên tục của các chuỗi cửa hàng cà phê và quán cà phê.
Quán cà phê/Cửa hàng chuyên cà phê phân loại theo nhóm giai đoạn 2009-2014 (Đơn vị: cửa hàng)
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Quán cà phê | 10.422 | 11.003 | 11.539 | 12.003 | 12.462 | 12.711 |
- Chuỗi quán cà phê - Quán cà phê độc lập | 97 10.325 | 108 10.895 | 104 11.435 | 108 11.895 | 117 12.345 | 111 12.600 |
Cửa hàng chuyên cà phê | 8.744 | 9.305 | 9.716 | 10.102 | 10.444 | 10.740 |
- Chuỗi cửa hàng chuyên cà phê - Cửa hàng chuyên cà phê độc lập | 125 8.619 | 136 9.169 | 147 9.569 | 178 9.924 | 190 10.254 | 230 10.510 |
Nguồn: Euromonitor
Đối với cà phê hòa tan, theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, mục tiêu của Việt Nam trong việc sản xuất cà phê hòa tan là khoảng 2,67 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng thực tế có lẽ chỉ hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra. Do nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm cà phê hòa tan trong nước khác lớn, tổ chức USDA đã điều chỉnh tăng số liệu ước tính cho lượng tiêu thụ cà phê hòa từ 250.000 bao thành 300.000 bao niên vụ 2014/15 và từ 260.000 bao đến 350.000 bao niên vụ 2015/16.
Lượng tiêu dùng trong nước được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng trưởng, điều này được phản ánh qua sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng cà phê và các quán ăn khác có phục vụ cà phê tại Việt Nam. Việc mở rộng số lượng cửa hàng cà phê sẽ góp phần tiêu thụ mạnh sản lượng cà phê trong tương lai gần.
Sản lượng cà phê Việt Nam, Cung và Cầu
| 2013/2014 | 2014/2015 | 2015/2016 |
Tháng 10 năm 2013 | Tháng 10 năm 2014 | Tháng 10 năm 2015 |
Số liệu trước | Số liệu điều chỉnh | Số liệu trước | Số liệu điều chỉnh | Số liệu trước | Số liệu điều chỉnh |
Diện tích đã trồng (nghìn ha) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Diện tích đã thu hoạch (nghìn ha) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Cây ra quả (triệu cây) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Cây không ra quả (triệu cây) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng lượng cây (triệu cây) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Hàng đầu vụ (nghìn bao) | 1.946 | 1.946 | 2.130 | 2.130 | 2.407 | 5.831 |
Sản lượng Arabica | 1.175 | 1.175 | 1.050 | 1.050 | 1.100 | 1.100 |
Sản lượng Robusta | 28.658 | 28.658 | 27.117 | 26.350 | 27.500 | 28.200 |
Sản lượng khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng sản lượng | 29.833 | 29.833 | 28.167 | 27.400 | 28.600 | 29.300 |
Hạt cà phê nhập khẩu | 476 | 476 | 450 | 450 | 200 | 200 |
Cà phê rang xay nhập khẩu | 12 | 12 | 10 | 10 | 10 | 10 |
Cà phê hòa tan nhập khẩu | 160 | 160 | 160 | 130 | 160 | 160 |
Tổng nhập khẩu | 648 | 648 | 620 | 590 | 370 | 370 |
Tổng cung | 32.427 | 32.427 | 30.917 | 30.120 | 31.377 | 35.501 |
Hạt cà phê xuất khẩu | 27.269 | 27.269 | 25.000 | 20.333 | 25.500 | 26.667 |
Cà phê rang xay xuất khẩu | 120 | 120 | 130 | 457 | 140 | 550 |
Cà phê hòa tan xuất khẩu | 900 | 900 | 1.300 | 1.282 | 1.400 | 1.500 |
Tổng xuất khẩu | 28.289 | 28.289 | 26.430 | 22.072 | 27.040 | 28.717 |
Tiêu thụ cà phê rang xay nội địa | 1.788 | 1.788 | 1.830 | 1.917 | 1.900 | 2.250 |
Tiêu thụ cà phê hòa tan nội địa | 220 | 220 | 250 | 300 | 260 | 350 |
Tiêu thụ nội địa | 2.008 | 2.008 | 2.080 | 2.217 | 2.160 | 2.600 |
Hàng cuối vụ | 2.130 | 2.130 | 2.407 | 5.831 | 2.177 | 4.184 |
Tổng phân phối | 32.427 | 32.427 | 30.917 | 30.120 | 31.377 | 35.501 |
Nguồn: GTA, Bộ công Thương Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Số liệu thống kê ngoại thương
Nguồn: VIETRADE