Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
719738
 
Đang trực tuyến
27213
TIN TỨC
Ghép chồi mới (giống tốt) vào những gốc cà phê cũ là một trong những thử nghiệm thành công trong chương trình tái canh cà phê ở Tây nguyên.
       Theo ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông, mô hình tái canh cà phê bằng phương pháp ghép chồi bước đầu đạt hiệu quả tốt. Chương trình đang được áp dụng khá phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh.

       

     Anh Phan Văn Nhiệm ở xã Nam Đà, huyện Krông Nô là một trong những người đầu tiên ở địa phương thử nghiệm phương pháp này. Gia đình anh có 2 ha cà phê, sau nhiều năm khai thác năng suất giảm dần chỉ còn khoảng 1 tấn/ha. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, anh Nhiệm tiến hành tái canh vườn cà phê của mình theo hình thức ghép chồi. Anh tiến hành cắt những cây cà phê cũ, chừa lại phần thân cao hơn mặt đất khoảng 50 cm. Khi gốc cà phê bắt đầu đâm chồi non thì tiến hành chọn lọc khoảng 3 - 4 chồi khỏe mạnh giữ lại. Anh mua giống cà phê chất lượng cao của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên về ghép vào những chồi non cho vườn cà phê của mình. Trong quá trình cây phát triển, anh Nhiệm chọn lọc lại một lần nữa, mỗi gốc chỉ giữ lại 2 chồi để cho cây tập trung dinh dưỡng phát triển tốt.

     Theo anh Nhiệm, phương pháp này khác với những cách khác ở chỗ là tiến hành ghép chồi mới trên gốc cà phê cũ thay vì đốn bỏ hết trồng lại cây mới. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư khoảng 40 triệu đồng/ha, thời gian cho thu hoạch sớm hơn khoảng 2 năm so với trồng mới.

     Một số nông dân ở khác cũng thực hiện tái canh vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi cho biết: Cây cà phê sau khi ghép chồi khoảng 1 năm đã phát triển như cây trồng mới 3 năm tuổi và bắt đầu cho trái. Đến năm thứ 2 cây cho thu hoạch với năng suất từ 2 - 2,5 tấn/ha, cao hơn vườn cà phê cũ từ 1 - 2 tấn/ha. Nhờ sử dụng giống chất lượng cao nên năng suất, trọng lượng, chất lượng của hạt cà phê cũng vượt trội so với giống cũ, sâu bệnh cũng ít hơn. Các giống cà phê thường được nông dân chọn để ghép với gốc cũ là TR4, TR5, TR6… Phương pháp này còn được nhiều nông dân gọi vui là “trẻ hóa” vườn cà phê.

Hiện tại phương pháp ghép chồi cho cà phê được áp dụng tại nhiều địa phương. Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), hiện có khoảng hơn 200.000 ha cà phê, tương đương 30% tổng diện tích cà phê của cả nước có độ tuổi từ 20 - 25 năm. Sản lượng trung bình của những vườn cà phê này chỉ có 1,5 tấn/ha, thấp hơn gần 1 tấn/ha so với mức trung bình. Trong những năm qua, việc tái canh cây cà phê cũng chưa được thực hiện tốt, tỷ lệ cây cà phê sống trên diện tích trồng cà phê già cỗi không cao. Vì vậy, phương pháp ghép chồi là một trong những giải pháp hiệu quả tái canh cà phê, tuy nhiên, phải chọn thời điểm thích hợp, nếu để vườn cà phê quá già cỗi thì phương pháp ghép chồi sẽ không thực hiện được.

Chí Nhân












 

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ