Quan chức ngành công nghiệp cà phê khu vực Trung Mỹ cho biết cây cà
phê Arabica của khu vực này đang chứng kiến sự bùng phát của bệnh nấm gỉ
sắt lá, Graciela Alvarenga, một chủ trang trại nhỏ đang cố gắng chăm
sóc 0,3 ha cà phê của mình (tương đương 0,74 mẫu Anh) tại El Paraiso của
Honduras, một khu vực gần biên giới với Nicaragua, phải gánh chịu khó
khăn như vậy. Bây giờ bà đang dùng cành lá cây cà phê khô của mình làm
củi đun để nấu ăn sáng.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), có trụ sở tại London, dự báo hồi tháng
Ba là bệnh gỉ sắt lá cà phê, còn được gọi là bệnh “Roya”, sẽ cắt giảm
1/5 sản lượng của khu vực, trong khi một cuộc thăm dò hồi tháng Bảy của Reuters với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp cà phê đã dự báo mức tổn thất sẽ là 4,7 %.
“Đã có ngày càng nhiều ý kiến cho rằng mức thiệt hại sẽ là ít hơn so
với dự kiến trước đó,” Mauricio Galindo, giám đốc điều hành văn phòng
của ICO tại London, nói với Reuters.
Triển vọng vụ thu hoạch kỷ lục ở những nhà sản xuất hàng đầu như
Brazil và Việt Nam, và năng suất gia tăng tại Colombia, khiến cho giá
thị trường xuống thấp làm vấn đề của nông dân nghèo càng thêm trầm
trọng. Trong thực tế, giá của hợp đồng kỳ hạn cà phê Arabica đã giảm hơn
60 % kể từ khi đạt đỉnh trên 3 USD/lb vào năm 2011, cũng như chi phí
sản xuất ngày càng tăng cao ở khu vực Trung Mỹ và Mexico.
“Nấm Roya gây tổn thương cho chúng ta, nhưng giá thấp sẽ giết chết
chúng ta,” Felipe Mendoza, nông dân sở hữu một trang trại rộng 2 ha ở El
Paraiso nói.
Tại Nicaragua, Bộ Nông nghiệp đã thống kê trong 126.000 ha trồng cà
phê của nước này có 36 % diện tích bị nhiễm nấm, hầu như không thay đổi
từ 35 % vào đầu năm nay.
Trong khi đó, hồi tháng Giêng, niên vụ cà phê 2013/14 ở Costa Rica
được dự kiến thấp hơn 20 % so với niên vụ trước do nấm Roya. Nhưng Viện
Cà phê (iCafe) của nước này vừa dự báo tuần trước rằng sản lượng niên vụ
tới sẽ chỉ giảm 13% xuống còn 1,4 triệu bao (bao = 60 kg).
Trước dự báo có vẻ quá lạc quan, Isidro Corrales, một nông dân ở khu
vực trung tâm Zeledon Perez của Costa Rica, đã cho biết “Mới đây, tôi đã
nói với một quan chức iCafe, “Bạn đã nói dối mọi người. Tôi cho rằng ở
đây thu hoạch sẽ không tới 30 %”, “Tôi trông chờ một phép lạ.”
Nấm Roya sẽ sinh ra các bào tử phấn màu cam xuất hiện ở mặt dưới của
lá bị nhiễm bệnh, dần dần làm cho lá chuyển sang màu đen và rụng đi,
giết chết hoặc làm cây cà phê suy yếu nghiêm trọng.
Chuyên gia cho rằng với nông hộ nhỏ còn tồi tệ hơn, vì họ không có đủ
tiền để mua thuốc diệt nấm đắt đỏ, mà thường phải phun thuốc nhiều lần.
“Họ có ít tiền trong túi để làm gì đó khắc phục hoặc mua thuốc phòng
ngừa,” Ric Rhinehart, quan chức của Hiệp hội Cà phê đặc biệt Mỹ, có trụ
sở tạiCalifornia, cho biết.
Tomas Edelmann, sở hữu trang trại Hamburgo rộng 287 mẫu Anh ở
Chiapas, bang miền nam của Mexico, cho biết một nửa diện tích cà phê của
ông đã bị nấm Roya phá hủy, có nghĩa là ông sẽ chỉ còn thuê một nửa
trong số 600 – 1.000 lao động thời vụ mà ông thường sử dụng.
ỞHonduras, quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu của khu vực, ¼ diện
tích trên tổng số 280.000 ha cà phê của quốc gia này đã bị nhiễm nấm
Roya.
Nhưng Victor Molina, người đứng đầu Viện Cà phê Quốc gia Honduras
(IHCAFE), cho biết thiệt hại do các bệnh cây trồng vẫn chưa phải là một
thảm họa.
“Nó vẫn ở mức kiểm soát được”, ông nói, “lưu ý rằng sản lượng chỉ
giảm khoảng 5 % trong mùa vụ này.” Các khu vực bị ảnh hưởng đã không
tăng lên và chúng tôi đang làm việc, đặc biệt là để giúp các nông hộ nhỏ
nhiều hơn.”
Ở El Salvador, quốc gia sản xuất nhỏ nhất của khu vực, một nửa diện
tích trồng cà phê của nước này đã bị nhiễm nấm Roya và sản lượng vụ tới
dự kiến giảm 35 % xuống còn 843.500 bao.
Như vậy, với mức độ nghiêm trọng khác nhau của dịch nấm theo từng
quốc gia, không ai biết nó sẽ diễn ra trong niên vụ cà phê 2013/2014,
bắt đầu kể từ tháng Mười là như thế nào?
“Chúng ta sẽ thu hoạch trong khoảng một tháng và đến khi đó bạn mới
bắt đầu ước đếm được sự thiệt hại”, Christian Wolthers, nhà chuyên nhập
khẩu cà phê từ Mỹ Latinh ở công ty Wolthers, Mỹ cho biết. “Tôi nghĩ rằng
các tác động là … rất đáng chú ý, … rất nghiêm trọng.”
Theo Viethien.vn