Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
721583
 
Đang trực tuyến
29058
TIN TỨC
Tái canh cà phê bằng cách nào?
Đáng lý, việc tái canh phải thực hiện dần dần qua từng năm theo kiểu cuốn chiếu. Nhưng tới nay, mọi việc đã trở nên cấp bách. Nếu không khéo tổ chức, bà con vùng cà phê sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tôi vào Đăk Lăk dự Hội nghị “đánh giá kết quả sản xuất cà phê 2010 và giải pháp phát triển cà phê bền vững trong thời gian tới” do Cục Trồng trọt tổ chức. Nhiều vấn đề được đưa ra. Tôi quan tâm tới việc tái canh cho cà phê.

Trong suốt một thời gian dài, chúng ta chỉ nghĩ tới việc trồng và thu hoạch cà phê mà quên đi rằng, cây cà phê đang già cỗi dần. Theo điều tra sơ bộ của các địa phương, tổng diện tích cà phê già cỗi cần phải bỏ và trồng lại trong 10 năm tới là khoảng 140.000-160.000ha. Thật là một con số khổng lồ.

Việc trồng mới sẽ kéo dài ít nhất 3 năm (1 năm trồng mới và 2 năm chăm sóc) mới có thể được thu hoạch quả. Vậy, bà con sẽ sống bằng gì trong 3 năm đó.

Đáng lý, việc tái canh phải thực hiện dần dần qua từng năm theo kiểu cuốn chiếu. Nhưng tới nay, mọi việc đã trở nên cấp bách. Nếu không khéo tổ chức, bà con vùng cà phê sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã kịp thời ban hành quy trình tái canh cà phê vối. Họ đã đưa ra những quy định cụ thể và các kỹ thuật cần thiết khi tái canh cho cà phê. Bà con mình cần tuân thủ nghiêm túc các quy định trong quy trình này.

Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình tái canh cho cà phê, chúng tôi xin đề xuất thêm một số biện pháp nhằm giảm bớt hẫng hụt cho bà con.

Nếu như nương cà phê còn có thể kéo dài thêm vài năm thì chúng ta nên bố trí đưa các cây trồng xen có hiệu quả cao vào canh tác. Xin đơn cử 2 đối tượng mới đó là: Cây mắc ca và cây bơ. Đây là các cây được nhân giống bằng phương pháp ghép. Chúng chỉ cần 3 năm là ra quả. Khi nó bắt đầu cho thu hoạch thì ta chặt bỏ cà phê là vừa.

Chúng tôi đã có những mô hình trồng xen mắc ca và bơ ở Tây Nguyên. Kết quả rất khả quan. Đặc biệt là cây bơ, việc đưa bơ xen với cà phê cho hiệu quả rất cao. Tôi đã tới thăm vườn bơ xen cà phê của anh Trịnh Xuân Mười ở thôn 9, xã Hòa Thắng, ngoại ô TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Đó là một mô hình tuyệt vời. Tôi cũng đã tới thăm cây bơ tứ quý của anh Nguyễn Ngọc Đức ở đội 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Ruin, Đăk Lăk. Chỉ một cây mà cho thu trên 20 triệu đồng/năm. Vậy, nếu chúng đứng chung trong nương cà phê thì việc loại bỏ để trồng mới cà phê sẽ giảm được rất nhiều khó khăn cho bà con.

Tuy nhiên, cũng có nhiều diện tích cà phê đã quá già cỗi hoặc đang bị tuyến trùng phá hoại dữ dội thì việc loại bỏ là rất cần thiết. Người ta cho biết, ta phải nhổ bỏ thân, cành, rễ của cây cà phê ngay sau khi thu hoạch. Sau đó, thu gom toàn bộ và đưa ra khỏi nương cà phê. Tiến hành cày bừa kỹ toàn bộ diện tích và phơi đất. Ta phải trồng cây khác trên đất đó ít nhất là 2 năm.

Theo chúng tôi, “ứng cử viên” sáng giá nhất chính là cây bông vải giống mới. Nó chỉ cần trồng 4 tháng là được thu. Các giống bông mới cho năng suất vượt trội, nên cho ta nguồn thu khá lớn. So với các cây trồng khác, nó ưu việt hơn hẳn. Vì vậy, khi thực hiện tái canh cà phê, bà con nên tìm ra các giải pháp hợp lý để vẫn có nguồn thu khi chúng ta trồng lại cà phê mới.

Theo Dân Việt

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ