Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
722249
 
Đang trực tuyến
29724
TIN TỨC
Cà phê: Một năm được giá, được mùa
Niên vụ cà phê 2011-2012 qua nhanh. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu đều tăng. Giá nội địa và xuất khẩu đều vững. Song, thị trường cà phê vẫn đang cần phải nhắm hướng phát triển bền vững để còn tồn tại lâu dài.
Cà phê: Một năm được giá, được mùa

Biểu đồ 1: Diễn biến giá kỳ hạn của sàn robusta London trong niên vụ 2011-2012

Niên vụ có giá cà phê đẹp nhất

Chỉ còn 2 ngày nữa, niên vụ 2011-12 cà phê chấm dứt. Song, ngày giao dịch cuối cùng đã chính thức đi qua hôm qua, thứ sáu 28-9-2012.

Một điều thú vị là giá cà phê nhân xô nội địa sau 12 tháng lại quay về như mức đầu vụ, quanh mức 42.500 đồng/kg, cũng là mức cao đối với mặt bằng trong cả 12 tháng tại các vùng trồng cà phê.

Đây là niên vụ được mùa nhất từ trước đến nay với chừng 1,6 triệu tấn, hàng hầu hết được bán với giá cao; ít khi giá xuống mức 35.000 đồng/kg, chủ yếu quanh mức 40.000-42.000 đồng/kg. Chính vì thế, nếu xét về độ ổn định, niên vụ này, giá cà phê nhân xô trên thị trường nội địa khá bình ổn chứ không như niên vụ trước 2010-2011, có khi chỉ chừng 25.000 đồng, có khi tăng trên 52.000 đồng/kg, là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Giá xuất khẩu dựa trên giá chênh lệch (differential) giữa giá niêm yết tại sàn giao dịch kỳ hạn robusta Liffe NYSE, London với giá tại cảng đi TP. Hồ Chí Minh (departure port), niên vụ này cũng nằm ở mức cao. Nếu lấy loại 2, 5% đen vỡ làm chuẩn, giá FOB thường được mua bán quanh mức trừ 30-40 đô la Mỹ/tấn, tuy có lúc khựng xuống trừ 80-90 đô la/tấn ngay đầu vụ. Mức này nhanh chóng bị “chết yểu”. Các niên vụ trước đây, có khi ở những năm cận kề, mức này chừng trừ 100-150 đô la/tấn dưới giá niêm yết London; ở thời điểm xa có khi giá trừ đến 350-400 đô la/tấn tuy lượng xuất khẩu bấy giờ chỉ nhỉnh hơn một nửa so với hiện nay.

Cà phê: Một năm được giá, được mùa

Biểu đồ: Giá cà phê Robusta nhân xô nội địa trong niên vụ 2011-2012

Đối với giá sàn robusta Liffe NYSE London, qua nhiều lượt bơm tiền kích cầu của nhiều nước trên thế giới để giải quyết khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đầu cơ tài chính đã chọn sàn robusta Liffe NYSE làm nơi “làm ăn” nhiều đợt, có khi là nơi trú ẩn an toàn cho vốn của họ khi các sàn khác như vàng, dầu thô hay thị trường hối đoái thế giới có biến động xấu. Từ đầu tháng 2-2012 đến nay, giá luôn ở mức cao hơn so với thời kỳ đầu vụ.

Giá niêm yết sàn kỳ hạn Liffe NYSE phiên đóng cửa cuối niên vụ hôm qua thứ sáu 28-9-2012 chốt mức 2182 đô la/tấn. Tuy giảm 6 đô la so với ngày giao dịch trước đó tức thứ năm, mức này vẫn cao hơn giá đóng cửa cuối tuần trước 99 đô la/tấn, và cao so với đầu niên vụ chừng 200 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 1 phía trên).

Sản lượng cà phê tăng, kim ngạch xuất khẩu lớn

Phải nói rằng, ngành cà phê lại có thêm một niên vụ “được mùa, được giá”. Chắc sẽ rất khó chịu để phải công nhận sản lượng robusta của niên vụ này không dưới 1,6 triệu tấn, tăng 24% so với 2010-2011. Nhưng, chối sao đành vì các dữ kiện khác không thể “bịt” được. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả niên vụ ước trên 3 tỉ đô la Mỹ, cao hơn niên vụ trước trên 300 triệu đô la Mỹ.

Vì theo những con số xuất khẩu có được từ những cơ quan thống kê có thẩm quyền, như Tổng cục Thống kê ước cả niên vụ 2011-12 từ 1-10-2011 đến 30-9-2012 ước xuất khẩu chừng 1,6 triệu tấn; còn Bộ Nông nghiệp ước xuất khẩu chừng 1,36 triệu tấn. Con số cách biệt giữa 2 cơ quan này không có gì đáng ngạc nhiên vì, theo cách nhìn riêng của tác giả, một bên tính cả hàng đã bán nhưng còn nằm tồn kho tại các kho ngoại quan (sold and unshipped) và phía Bộ Nông nghiệp chỉ tính hàng xuống tàu (sold and shipped), đã đi đến các nước nhập khẩu.

Rõ ràng, các dự báo về sản lượng cà phê đầu và trong niên vụ đều là những con số “dè chứng”. Song, đến khi có con số xuất khẩu, sản lượng lớn, “được mùa” đã không thể giấu nổi con số kia.

Nên, tùy nhiều cách nhìn. Nếu hiện nay, hàng vụ cũ còn trong tay nông dân chưa bán hay còn gọi là “tồn kho giấu mặt” (invisible stocks), thì con số sản lượng chắc chắn phải trên 1,6 triệu tấn, tức lớn hơn con số xuất khẩu. Cầm bằng tính tồn kho giấu mặt như là hàng vụ mới vì nay đã chuẩn bị vào niên vụ 2012-2013, thì con số 1,6 triệu tấn nên được chấp nhận như là sản lượng ít nhất của niên vụ 2011-2012, tức chừng 26,7 triệu bao (60 kg/bao).

Thế mà, các con số ước báo gần nhất của nhiều nơi, cả trong lẫn ngoài nước đều cho quanh mức từ 20 triệu đến 22 triệu bao, rất ít ai dám mạnh dạn đưa ra con số 23 triệu bao.

Qua các con số trên, ta thấy rằng nhờ giá vững, diện tích trồng nhiều nơi có thể phát triển mạnh trong thời gian vừa qua. Mặt khác, việc mở rộng giao thông, đặc biệt quốc lộ 14 xuyên các tỉnh Tây Nguyên, cũng đã giúp các khu dân cư sống gần đường lộ phá rừng, rẫy trồng cà phê. Thế mà, có quá nhiều con số ước diện tích trồng cà phê, có nơi 530, có nơi 590 ngàn héc ta…Với những con số lồ lộ thế này, cộng với thực tế kinh tế-xã hội tại các tỉnh mới, diện tích cà phê trong thời gian qua có thể nói chỉ có tăng chứ chưa hề giảm.

Thị trường cà phê đang mùa “nước nổi”

Nền kinh tế thế giới đang lâm cảnh khủng hoảng bấy nay. Vì thế, thị trường tài chính và dòng tiền bất ngờ “khi khô khi cạn” khó ai đoán được. Đây cũng là lúc kiếm ăn của giới đầu cơ tài chính và những ai thích “lướt sóng” thị trường.

Vừa qua, tứ phía đều bơm tiềm mạnh để kích cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Cách đây vài tuần, chủ tịch Ngân hàng trung ương Châu Âu đã hứa mua cho bằng hết trái phiếu các nước vùng eurozone, rồi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bung gói “nới lỏng định lượng 3 “QE3” bơm chừng 40 tỉ đô la hàng tháng cứu trợ. Mới đây, cả hai ngân hàng trung ương Nhật Bản và Trung Quốc đều quyết định bơm thêm vào thị trường cả vài trăm tỉ đô la…Thị trường tài chính trước đó “đứng bánh” do thiếu vốn, thì nay đang bung lên như được mùa “nước nổi”.

Thực ra, đây cũng là tin vui cho thị trường tài chính thế giới, trong đó có các sàn hàng hóa. Nhưng, sẽ rất rủi ro nếu các ngành xuất khẩu hàng hóa không chọn cho mình một hướng đi “bền vững”. Chắc chắn, với lượng tiền khổng lồ được bung ra, giá hàng hóa và cổ phiếu trên các thị trường thế giới sẽ được dịp tăng. Sự can thiệp tài chính từ tứ phía ấy cũng nên hiểu là nhất thời. Mong sao ngành cà phê có hướng đi thích hợp để lại sẽ có một niên vụ 2012-2013 thành công như niên vụ 2011-2012 này.

Giá cà phê

Theo Nguyễn Quang Bình (SGTimes)

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ