Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), do suy thoái kinh tế
toàn cầu, các nhà máy chế biến cà phê và người tiêu dùng trên thế giới
đã chuyển hướng sang dùng cà phê Robusta. Điều này tạo thuận lợi cho
Việt Nam vì Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế
giới.
Bên cạnh đó, các nước trồng cà phê lớn như Brazil và Colombia đang
phải đối mặt với điều kiện thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng tiêu
cực đến sản xuất cà phê.
Trong 7 tháng đầu năm 2012, mức chênh lệch giá xuất khẩu cà phê
Robusta của Việt Nam và các nước khác thu hẹp ở mức từ 250 – 300
USD/tấn, giảm xuống chỉ còn 30 – 50 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD), sản
xuất cà phê tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 1996 và đến nay,
cà phê đã trở thành mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ hai của đất
nước.
Cà phê Việt Nam hiện đang có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam có lợi thế về khối lượng cà phê xuất khẩu và mức giá rẻ hơn so
với cà phê từ các nước khác. Hiện nay, giá cà phê tại Việt Nam tăng từ
38.000 đồng/kg (19 USD) ở đầu vụ đến 43.500 đồng/kg (hơn 20 USD).
Số liệu từ VICOFA cho thấy, trong 3 năm qua, khối lượng cà phê
Arabica xuất khẩu tăng mạnh, từ 24.000 tấn trong năm 2009 lên 50.000 tấn
trong năm 2011. Giá xuất khẩu cũng tăng gấp đôi từ 2.313 USD/tấn trong
năm 2009 lên 4.261 USD/tấn trong năm 2011. Sự chênh lệch giá xuất khẩu
giữa cà phê Robusta và Arabica đang ngày càng được nới rộng. Trong năm
2011, giá xuất khẩu cà phê Arabica đạt 4.261 USD/tấn so với mức giá
2.099 USD/tấn của cà phê Robusta.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa ra mục tiêu
trồng 40.000 ha cà phê Arabica vào năm 2020, chiếm 8% tổng diện tích
trồng cà phê của Việt Nam. Theo VICOFA, Việt Nam hiện có hơn 120.000 ha
đất trồng cà phê cằn cỗi, sản lượng cà phê sắp tới sẽ giảm 15% do
nhiều trang trại tái trồng cây cà phê.
Việt Nam đưa ra kế hoạch trồng cà phê tổng thể nhằm gia tăng sản
lượng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tổng diện tích
trồng cà phê được duy trì ở mức 500.000 ha vào năm 2020, với sản lượng
tăng 2,4 tấn/ha và 479.000 ha với sản lượng đạt 2,5 tấn/ha vào năm 2030.
Cuối năm 2011, Việt Nam đã có 571.000 ha diện tích đất trồng cà phê,
với công suất chế đạt từ 120.000 – 130.000 tấn/năm.
Hiện nay,m các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê trong nước
đang tập trung vào đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và đồng thời đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trong nước. Khó khăn lớn nhất cho những người trồng cà
phê là khả năng tiếp cận các khoản vay với lãi suất thấp.
Trên thị trường thế giới, sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam
gặp không ít khó khăn khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển,
vì vậy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê hạt với mức giá thấp.
Theo Báo Công Thương