Quỹ thách thức Việt Nam (VCF)là một hợp phần của dự án "Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, giai đoạn 2 (M4P2)" VCF
là quỹ thách thức đầu tiên thuộc loại hình này hoạt động ở Việt Nam, hỗ
trợ các dự án kinh doanh mang tính sáng tạo cao do các tổ chức tư nhân
thực hiện nhằm tăng cường sự tham gia và thu nhập của người nghèo từ các
chuỗi giá trị nông nghiệp. VCF tài trợ trên cơ sở đối ứng nhằm khuyến
khích đầu tư vào các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị nông nghiệp có
tầm quan trọng đối với người nghèo. Các khoản tài trợ được trao dựa trên
kết quả thực hiện và chỉ được thanh toán khi đạt được các chỉ số thực
hiện hay các 'mốc' thực hiện như đã thỏa thuận. Quỹ VCF đã đóng góp vào
11 dự án này tổng số tiền là 1,77 triệu USD với mục tiêu huy động được
vốn đối ứng là 5,06 triệu USD từ đầu tư tư nhân.
Dự án cà phê sáng tạo này đã xây dựng và vận hành nhà máy chế biến ướt
cà phê do nông hộ sở hữu ở Việt Nam, do đó giúp tăng cường đáng kể thu
nhập cho người trồng cà phê tại địa phương. Dự án đã phát triển một mô
hình, bao gồm cả hệ thống cấp chứng chỉ, có thể áp dụng với các hợp tác
xã nông nghiệp khác trong tương lai. Thành công của dự án có thể đóng
vai trò tiên phong trong việc phát triển một khúc quan trọng mới cho cà
phê có giá trị cao của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng trên thị
trường quốc tế. Dự án được tiến hành tại xã Ea Kiết - Cư M'gar - Đắk
Lắk với tổng giá trị 435.000 USD, trong đó quỹ V CF chỉ đóng góp khoảng
160.000 USD, số còn lại do công ty DakMan và dân đóng góp.
Dự án này đã đạt được kết quả nhất định như 53 nông dân ở xã Ea Kiết -
Cư M'gar - Đắk Lắk được cấp chứng chỉ Thương mại công bằng. Riêng nhà
máy chế biến ướt đã tạo ra 30 việc làm, ngoài ra hơn 100 việc làm thời
vụ mới được tạo ra tại vườn. Khoảng 190 tấn cà phê chế biến ướt được cấp
chứng nhận Thương mại công bằng đã được sản xuất và xuất khẩu trong
năm/ mùa hoạt động đầu tiên của nhà máy, mang lại tổng thu nhập tăng gần
2,5 lần cho 53 hộ tham gia dự án. Những tác đọng chính của dự án này đã
chứng minh được việc trồng và chế biến cà phê Robusta chất lượng cao có
tính khả thi về thương mại và được hưởng giá cộng thêm là 440 USD/tấn
cho cà phê Robusta Việt Nam chế biến ướt có chứng nhận Thương mại công
bằng. Kết quả đó đã tác động tích cực đến một số bộ phận không nhỏ những
hộ nông dân trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.
Văn phòng Hiệp hội