Brazil, nền kinh tế lớn nhất Châu Mỹ lating và lớn thứ 7 thế giới và là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới bao gồm đậu nành, thịt bò, đường, cà phê, và cũng sản xuất cả máy bay và xe hơi.
Thế nhưng, Brazil lại đang
trải qua giai đoạn suy giảm kinh tế mạnh mẽ nhất trong một phần tư thế
kỷ qua, bởi giá cả hàng hóa đang giảm sâu, tiếp đó là vướng vào vụ bê
bối tham nhũng khiến nhiều người biểu tình đổ ra đường phố kêu gọi luận
tội Tổng thống Dilma Rousseff. Chính phủ vừa công bố chiến dịch cắt giảm
chi tiêu và tăng thuế để tránh tiếp tục bị hạ cấp xếp hạng tín nhiệm.
Vừa qua, Brazil đã bị hạ mức xếp hạng
tín nhiệm xuống mức "Rác", khiến uy tín của Chính phủ Brazil giảm nghiêm
trọng trên trường quốc tế và trong nước.
Đồng tiền nội tệ của Brazil là BRL đã
trượt giảm xuống mức thấp nhất kể từ 12 năm qua. Tỷ giá USDBRL đã tăng
từ mức 1,5 hồi giữa năm 2011 lên mức 3,88 trong đầu tháng 9/2015 và hiện
tại đang là 3,86.
Các nhà phân tích kỳ vọng đồng Real giảm
31% so với đồng USD trong năm nay sẽ giúp các doanh nghiệp Brazil có
tính cạnh tranh hơn và hạn chế tiêu thụ hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của Brazil
không mấy thay đổi kể từ năm 2011 và chỉ chiếm 11.5% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP). Trong đó, xuất khẩu cà phê và sản phẩm từ đậu tương là chủ
yếu.
Bảng 1 : Xuất khẩu chỉ chiếm hơn 12% GDP kể từ 2008
Nguồn : World Bank
Tỷ lệ này là thấp hơn một phần ba so với Chile và Mexico, và chỉ bằng một nửa của Trung Quốc và Ấn Độ.
Hình 2 - Xuất khẩu của Brazil so với một số quốc gia khác
Nguồn : World Bank
Bộ trưởng Tài chính Joaquim Levy khá lạc
quan về tình hình giao thương với các quốc gia khác, trong khi các nhà
phân tích lại cắt giảm dự báo xuất khẩu của Brazil trong năm 2016 và
2017.
Hình 3 - Dự báo xuất khẩu của Brazil
Nguồn : NHTW Brazil
Neil Shearing, giám đốc kinh tế khu vực
các thị trường mới nổi của Capital Economics cho rằng: “Mặc dù Brazil có
nỗ lực lớn trong xuất khẩu hàng hóa thì tỷ trọng đối với GDP vẫn nhỏ
bé. Bất kỳ sự cải thiện trong hoạt động xuất khẩu cũng không đủ để bù
đắp lại những ảnh hưởng của các vấn đề trong nền kinh tế.”
Trần Hoàng Dũng (tổng hợp từ Bloomberg và các nguồn tin khác)