Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
717434
 
Đang trực tuyến
24909
THỊ TRƯỜNG
Tổng quan thị trường cà phê tháng 8/2015
      Thị trường cà phê thế giới biến động mạnh trong tháng 8/2015 do ảnh hưởng từ các biến động trên thị trường tiền tệ, chứng khoán toàn cầu và giá cà phê nhân xô suy yếu dần khiến giao dịch mua bán thưa thớt.
 

Trong hai tuần đầu tiên của tháng 8/2015, giá cà phê thế giới đã tăng tích cực trên cả hai sàn giao dịch ICE Futures US (ở NewYork) và ICE Futures Europe (ở London) khiến giá cà phê nhân xô từ mức 35,3 - 36,1 triệu/tấn vào ngày 01/8/2015 tăng lên mức 37,3-38 triệu đồng/tấn vào ngày 19/8/2015.

Nguyên nhân chính khiến giá cà phê tăng trong nửa tháng 8 là do triển vọng nguồn cung cà phê Brazil năm nay có thể giảm do nhiều tổ chức uy tín lần lượt hạ dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2015/16, trong đó đáng chú ý là vào ngày 04/8/2015, Quỹ Nghiên cứu cà phê Brazil (Procafe) cho biết sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2015/16 sẽ thấp hơn 20-30% so với mức dự báo 41-43 triệu bao hồi tháng 3 năm nay của Procafe.

Tuy nhiên, vào giai đoạn nửa sau tháng 8/2015, giá cà phê thế giới trên hai sàn chính ở London và New York đồng loạt giảm giá, khiến giá cà phê nhân xô trong nước giảm xuống mức 35,2-35,8 triệu đồng/tấn vào ngày 31/8/2015. Đồng nội tệ BRL của Brazil mất giá và tác động từ đà trượt giảm thị trường chứng khoán thế giới do ảnh hưởng xấu từ thị trường chứng khoán Trung Quốc khiến cho các đồng tiền nội tệ ở các nước xuất khẩu (đối tác xuất khẩu chính của Trung Quốc) giảm triền miên là những yếu tố khách quan ảnh hưởng tiêu cực tới giá cà phê trong giai đoạn về cuối tháng 8/2015.

Chỉ số USD duy trì giảm điểm từ mức 97,35 điểm vào đầu tháng 8/2015 xuống mức 93.33 điểm vào ngày 24/8/2015 do biên bản phiên họp chính sách tiền tệ tháng 7 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết các quan chức Fed chưa đồng nhất quan điểm về việc tăng lãi suất cơ bản khiến cho nhà đầu tư chuyển sang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản tại cuộc họp tháng 12/2015.

Tuy nhiên, vào tuần cuối cùng của tháng 8, chỉ số USD quay đầu tăng điểm trở lại sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản để kích thích tăng trưởng kinh tế do thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm điểm mạnh, cũng như một loạt số liệu kinh tế Mỹ khả quan khiến nhà đầu tư còn kỳ vọng vào động thái tăng lãi suất cơ bản của Fed, hơn nữa nhà đầu tư thận trọng chờ kết quả bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 8 sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 9 để có thêm cơ sở dự đoán về  động thái của Fed. Đóng cửa tháng, chỉ số USD giảm 1,38 điểm tức giảm 1,41% chốt tại mức 95,97.

Chỉ số USD dao động tăng giảm khó lường - Nguồn: Barchart

 

Quan ngại suy giảm kinh tế toàn cầu, dẫn đầu là suy giảm kinh tế tại Trung Quốc đã nổi lên trở thành vấn đề nóng trong thời gian gần đây, thúc đẩy đà bán khống ở các thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có thị trường cà phê.

Do đồng USD duy trì xu thế giảm giá trong 2/3 thời gian tháng 8, đồng EUR đã thiết lập đà tăng giá trong phần lớn thời gian tháng 8. Đồng EUR tăng giá thông thường là yếu tố góp phần tạo thuận lợi cho giá cà phê, bởi vì Châu Âu là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và giá cà phê trong phần lớn thời gian thường dao động tương đối cùng chiều với giá trị đồng EUR. Tuy nhiên trong gần hai tuần vừa qua tính đến ngày 31/8/2015, đã có sự phân kỳ rõ rệt giữa đồng EUR và giá cà phê arabica tương lai, tuy nhiên dao động phân kỳ không cùng chiều này chỉ có tính tạm thời trong ngắn hạn. Biểu đồ so sánh giữa tỷ giá EURUSD với giá cà phê arabica giao tháng 12/2015 đã nói lên sự tương quan đó.

Sự phân kỳ về hướng dịch chuyển của tỷ giá EURUSD và cà phê arabica tương lai - Nguồn: Barchart

Đồng real của Brazil giảm giá xuống mức thấp nhất 12 năm qua và dẫn đầu đà giảm so với các đồng tiền lớn khác do khủng hoảng tài chính làm tăng quan ngại Brazil sẽ đánh mất hạng tín nhiệm cấp đầu tư. Đồng real nới rộng đà giảm giá và chính thức thiết lập tháng 8 giảm giá trước tin Chính phủ sẽ gửi đề xuất ngân sách năm 2016 cho Quốc hội Brazil với dự báo thâm hụt ngân sách thay vì thặng dư như kỳ vọng trước đây. Nhóm chuyên gia gồm 5 nhà kinh tế theo khảo sát tuần của Ngân hàng Trung ương Brazil đã hạ triển vọng đồng real vào cuối năm tới xuống mức 3.83 so với đồng USD, có thể là mức yếu nhất kể từ tháng 10/2002 so với dự báo trước đây ở mức 3.5. Đồng BRL giảm giá sẽ khiến các nhà xuất khẩu cà phê Brazil tăng cường bán ra nhờ hưởng lợi từ sự chênh lệch tỷ giá hối đoái. Các nhà phân tích cho rằng, đồng BRL giảm giá tiếp tục là nguyên nhân trực tiếp cản trở đà phục hồi của thị trường cà phê arabica trong thời gian tới. Đóng cửa tháng, đồng BRL giảm 0.20632 tức giảm 7,70% chốt tại mức 3.62522 so với đồng USD.

Tỷ giá USDBRL tăng vượt mốc 3.6, gây áp lực lên giá cà phê – Nguồn: Barchart

Trong khi đó, các thông tin về cung cầu cà phê cũng khó xác định khi triển vọng sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2015/16 vẫn chưa chắc chắn do khá nhiều tổ chức dự báo sản lượng cà phê Brazil năm nay đạt khoảng 40-45 triệu bao, nhưng cũng có một số tổ chức dự báo ở khoảng 45-50 triệu bao. Bức tranh triển vọng cung cầu cà phê sẽ rõ ràng hơn khi càng về gần thời điểm thu hoạch xong cà phê Brazil năm nay. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), dự trữ cà phê tại hầu hết các nước sản xuất đang giảm dần, hơn nữa nguồn cung có thể không đủ để bù lại các mức sụt giảm sản lượng đáng kể.

Trong tháng 8/2015, thị trường cà phê arabica tương lai dao động trong biên độ 120,40 - 142,60 cent/lb và đóng cửa tại mức 124,30 cent/lb vào ngày 31/8/2015 trên kỳ hạn giao tháng 12/2015, giảm 3,80 cent/lb tức giảm 2,95%. Trong khi đó, thị trường cà phê robusta tương lai dao động trong biên độ: 1594 - 1749 USD/tấn và đóng cửa tại mức 1611 USD/tấn vào ngày 31/8/2015 trên kỳ hạn giao tháng 11/2015, giảm 44 USD/tấn tương đương giảm 2,65%.

Thị trường cà phê nhân xô tại Việt Nam nhìn chung vẫn khá im lắng do giá cà phê giảm dần từ trên 38 triệu/tấn xuống sát 35 triệu/tấn. Những người còn hàng thật thì cố gắng găm hàng kỳ vọng giá phục hồi, không giao dịch trong khi giá cà phê lại giảm về quanh 35 - 36 triệu đồng/tấn nên không khí mua bán cũng ảm đạm. Sức bán cà phê được kỳ vọng sôi động hơn khi giá tăng trở lại mốc 38 triệu đồng/tấn, giới thương nhân cho biết.

Các nhà phân tích thị trường cà phê trong nước dự báo thị trường cà phê sẽ còn tiếp tục ảm đạm nếu như không có yếu tố mới xuất hiện, ví dụ như thời tiết bất thường ảnh hưởng tới cây cà phê. Mùa thu hoạch cà phê tại Việt Nam sắp bắt đầu cũng làm tâm lý người mua bị chi phối vì Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ hai thế giới. Người bán thì găm hàng không bán, người mua thì chờ giá thấp hơn khiến thị thường cà phê giao dịch rất thưa thớt trong tháng 8/2015./.

Nguồn: Kinh tế và Dự báo (Huỳnh Nhật Hà - Mỹ Tâm - Trần Hoàng Dũng)
HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ