Tại hội thảo này, Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã có bài tham luận tổng quan về cà phê có Chỉ dẫn địa lý và cà phê bền vững có chứng nhận. Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột mời các diễn giả ở các tổ chức chứng nhận như 4C, Utz tham gia các bài tham luận nhằm đánh giá tình hình sản xuất cà phê chứng nhận 4C và Utz trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua. Ngoài ra để có cái nhìn khách quan hơn, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã mời các diễn giả điển hình Hợp tác xã làm cà phê chứng nhận (hợp tác xã thương mại dịch vụ công bằng Ea Kiết) để thấy được kết quả thực hiện cà phê chứng nhận và diễn giại đại diện cho các công ty thanh tra cấp chứng nhận (cà phê Control) và diễn giả đại diện cho doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh cà phê chứng nhận (công ty TNHH MTV XNK 2/9).
Tại hội thảo các diễn giả đã nói lên những điểm ưu, điểm khuyết khi thực hiện cà phê chứng nhận và với tình trạng hiện nay số diện tích làm cà phê chứng nhận ngày càng tăng nhanh trong khi đó sản phẩm cà phê chứng nhận được bán có tăng nhưng tăng chậm, điều này đã làm cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh cà phê có chứng nhận.
Tại hội thảo các diễn giả cũng đưa ra các định hướng để phát triển như: Củng cố số lượng diện tích chứng nhân hiện có, hạn chế tăng trưởng ở các năm tiếp theo và xúc tiến thương mại thị trường tiêu thụ kể cả nội địa, Năng cao năng lực quản lý cho các đơn vị làm cà phê chứng nhận...Để thương mại được cà phê có Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cần tạo ra được sự khác biệt trong chất lượng cà phê có Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. Cần có sự quản lý sau thu hoạch để hạn chế cà phê phơi xát dập làm ảnh hưởng đến chật lượng cà phê,...
Một số hình ảnh của hội thảo
Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột trình bày tham luận tại hội thảo
Các đại biểu đến tham dự hội thảo
Đại diện tổ chức 4C trình bày tham luận tại hội thảo
Đại diện công ty cà phê Control trình bay tham luận tại hội thảo
Đại diện công ty TNHH MTV XNK 2/9 trình bày tham luận tại hội thảo