Tại cuộc họp gồm có Ông Dương Thanh Tương - Chủ tịch Hiệp hội - chủ trì; Ông Trịnh Đức Minh - Phó chủ tịch thường trực; Ông Lê Đức Thống - phó chủ tịch; Ông Bạch Thanh Tuấn - phó chủ tịch; ông Đoàn Kim Ca - Tổng thư ký và các thành viên trong Ban chấp hành, Ngoài ra còn có các đơn vị được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
Nội dung chính của cuộc họp đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2013 và triển khai các nhiệm vụ cuối năm 2013, ngoài ra tại cuộc họp còn bàn thêm các giải pháp để thương mại sản phẩm cà phê nhân Robusta mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
Thông qua cuộc họp này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột trao giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho công ty TNHH Dak Man Việt Nam do Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk cấp.
Ông Phạm Ngọc Bằng đại diện công ty TNHH Dak Man Việt Nam nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột
Theo tổng kết niện vụ cà phê 2011/2012 cà phê nhân
Robusta trên địa bàn tỉnh được xuất khẩu đến trên 70 quốc gia. Một số
thị trường mới nổi ở Trung Đông, Đông Âu, Châu Á tiếp tục gia tăng nhập
khẩu cà phê từ Việt Nam.
Tính đến nay chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã được cấp quyền sử dụng cho 10 đơn vị với tổng diện tích trên 15.000 ha và gần 47.000 tấn. Với chiến lược đúng đắn và kiên trì đàm phán với các nhà nhập khẩu và rang xay nước ngoài, Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk đã bán được 2.400 tấn trong 6 tháng đầu năm 2013 nâng tổng số sản lượng cà phê nhân Robusta mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột được xuất khẩu lên 3.400 tấn.
Chi tiết báo cáo xem file đính kèm
Một số hình ảnh tại cuộc họp
Ông Dương Thanh Tương - Chủ tịch Hiệp hội khai mạc cuộc họp
Ông Trịnh Đức Minh - Phó chủ tịch thường trực đọc báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2013
Ông Lê Đức Thống - Phó chủ tịch Hiệp hội góp ý bổ sung một số điều vào phương hướng hoạt động của Hiệp hội trong 6 tháng cuối năm 2013
Các đại biểu đưa ra một số giải pháp nhằm thương mại cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột