Tổ chức ICO đã không đưa ra lý do nào cho việc gia tăng sản lượng tại Indonesia, nhưng các cuộc khảo sát của Reuters đã chỉ ra rằng chính thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy quá trình sản xuất.
Việc gia tăng sản lượng cà phê tại Indonesia được cho là bù đắp sản lượng của một số nước châu Mỹ Latinh đang phải vật lộn với bệnh gỉ sắt lá cà phê, và IOC tiếp tục giữ triển vọng của sản lượng toàn cầu không thay đổi ở mức tăng gần 8%.
Dự đoán này sẽ tiếp tục kéo dài sự suy giảm mức giá toàn cầu đang
phải chịu áp lực của một vụ mùa đạt kỷ lục của năm giảm từ quốc gia sản
xuât cà phê hàng đầu là Brazil. Giá cà phê Arabica kỳ hạn tại sàn New York, thường được dùng để thiết lập các chỉ báo tương đồng cho giá cà phê Robusta kỳ hạn trên sàn London, hiện vẫn đang được giao dịch ở gần mức thấp nhất trong vòng 4 năm bất chấp sự hồi phục gần đây.
“Tôi nghĩ rằng tình trạng này thật đáng lo ngại. Nếu nhìn vào toàn bộ
tình hình hiện giờ, chúng ta không hy vọng rằng sẽ có điều gì xảy ra từ
phía lực cầu để đẩy giá lên” Ông Joyce Liu, một nhà phân tích đầu tư
tại Phillip Futures ở Singapore cho biết.
“Chúng tôi thực sự cần phải xem lại một số vấn đề thắt chặt nguồn
cung, dù là dưới tình trạng nông dân không muốn bán, cắt giảm sản xuất,
một số biện pháp hạn chế xuất khẩu để cung cấp sự hỗ trợ cho thị
trường”.
Sản lượng cà phê thế
giới dự kiến sẽ đạt 144,6 triệu bao 60kg trong vụ mùa 2012/13, tăng
7,8% so với vụ mùa trước, ICO cho biết trong báo cáo tháng 6 của mình,
không thay đổi so với dự báo hồi tháng 5.
Sản lượng gia tăng được thúc đẩy bởi các vụ mùa lớn tại các quốc gia
sản xuất chủ chốt. Sản lượng cà phê tại Brazil so với dự báo từ tháng 5
là không thay đổi đạt 50,83 triệu bao, trong khi đó sản lượng thu được
hiện tại ở Indonesia tăng lên 12,73 triệu bao so với dự báo là 11,25
triệu bao vào hồi tháng 5.
Điều đó có nghĩa là sản lượng cà phê ở Indonesia sẽ đạt được mục tiêu gia tăng khoảng 75% so với vụ mùa trước đó, ICO cho biết.
Sản lượng cà phê của Colombia dự kiến là sẽ gia tăng đạt 9,5 triệu bao tương đương tăng 24,1%, cao hơn mức dự báo hồi tháng 5 là 8 triệu bao.
Indonesia là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 2 thế giới sau Việt Nam, và tổng sản lượng của hai quốc gia này chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê toàn cầu.
Cà phê Robusta được phối trộn với cà phê Arabica chất lượng cao để sản xuất loại cà phê pha với chi phí thấp hơn hoặc được chế biến thành cà phê hòa tan. Giá cà phê thế giới giảm khiến nông dân Việt Nam và Indonesia giữ lại hàng, đã đẩy giá cộng tăng lên mức cao trong nhiều tháng.
Theo Giacaphe.vn