Tổ
chức mới có tên là Rainforest Alliance, sẽ giải quyết các vấn đề môi
trường và xã hội trên toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, phá
rừng, nghèo đói và canh tác không bền vững.
Tổ
chức mới sẽ có một tiêu chuẩn bền vững nông nghiệp duy nhất cho nông
dân, sẽ đơn giản hóa quá trình chứng nhận, tiếp tục nâng cao đời
sống nông dân và các cộng đồng gắn với rừng.
Giám
đốc điều hành Utz, Han de Groot nói rằng, việc sáp nhập là hệ quả
của những thách thức ngày càng tăng và mang tính thúc bách như biến
đổi khí hậu, phá rừng, đói nghèo có tính hệ thống và sự bất bình
đẳng, tất cả đang có ảnh hưởng lên cách thức quản lý của Utz đối
với đất đai, lương thực và các sản phẩm từ rừng.
Trong
một phát biểu Han đã nói: “ Tương lai Rainforest Alliance sẽ có phạm vi
hoạt động rộng lớn hơn, tiếng nói mạnh mẽ hơn, cho phép bảo vệ tốt
hơn môi trường thiên nhiên, và cho phép nông dân, doanh nghiệp, người tiêu
dùng chọn lựa có trách nhiệm hơn và dễ dàng hơn. Chúng tôi đã có
lịch sử tăng trưởng liên tục và những đối tác mạnh, tổ chức mới sẽ
giúp chúng tôi có ảnh hưởng lớn hơn, mang chúng tôi đến gần hơn với
sứ mệnh: một thế giới mà canh tác bền vững sẽ là tiêu chuẩn ».
Sau
khi sáp nhập Han sẽ là CEO của Rainforest Alliance. Đương kim chủ tịch
Rainforest Alliance, Nigel Sizer sẽ giữ chức Trưởng chương chình nhân sự,
luật pháp, cảnh quan và đời sống.
Tổ
chức mới nhắm đến tạo ra một tiêu chuẩn chứng nhận duy nhất trên
toàn cầu gọi là tiêu chuẩn Rainforest Alliance. Tổ chức mới sẽ đơn
giản hóa chứng nhận cho nông dân, giúp người sản xuất vùng khó khăn
ở các quốc gia đang phát triển có thu nhập cao hơn, giúp các công ty
có năng lực xây dựng các chuỗi cung ứng có trách nhiệm hơn, tạo ra
một quá trình thanh tra duy nhất đối với các chủ sở hữu chứng nhận.
Tổ
chức mới cũng sẽ mở rộng nỗ lực trợ giúp và thông qua các đối tác
mới, bảo đảm bảo tồn được toàn bộ cảnh quan ở các vùng ưu tiên từ
Ấn độ và Guatemala đến Ghana.
Chủ
tịch Rainforest Alliance, Nigel Sizer nói: «Bằng cách hợp nhất với Utz
và cộng tác với SAN chúng tôi sẽ kết hợp được sức mạnh để tăng cường
sự tác động lên cải thiện đời sống nông dân và các cộng đồng gắn
với rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, ủng hộ những công ty đang trong lộ
trình tiến tới bền vững.
Hợp
lý hóa quá trình chứng nhận sẽ giúp 182.000 nông dân ca cao, cà phê
và chè hiện nay đang được chứng nhận của hai tiêu chuẩn cũng như những
nông dân mới, đầu tư có hiệu quả hơn vào tính bền vững.
Roberto
Vélez, CEO của Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia nói hàng
ngàn nông dân cà phê Colombia sẽ được hưởng lợi từ vụ sáp nhập này, ví
dụ như tiết kiệm chi phí thanh tra, qua đó giúp nông dân đầu tư có
hiệu quả hơn cho tính bền vững, tăng thu nhập, nhờ đó đóng góp vào bền
vững kinh tế.
Với
kết hợp các lực lượng, hai tổ chức NGO này cũng hy vọng tăng nhu cầu
của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có trách nhiệm, khuyến
khích họ chọn lựa mua hàng một cách đúng đắn hơn.
Hai
chương trình sẽ tiếp tục hoạt động song song cho tới khi ban hành tiêu
chuẩn mới vào đầu năm 2019. Từ nay cho tới khi đó hai chương trình sẽ
tiếp tục hoạt động với các đơn vị chứng nhận độc lập của riêng mình.