Tiếng việt English 
   
Cơ sở Cà phê Bột Phượng
Công ty CP Đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty TNHH PM Coffee
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu
Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết
Công ty TNHH MTV Cà Phê 15
Công ty cổ phân đầu tư và phát triển An Thái
VIDEO CLIP
THỐNG KÊ TRUY CẬP
 
Số người truy cập
338810
 
Đang trực tuyến
7179
NĂM 2012
Chỉ dẫn Địa lý cà phê trên thế giới - những khía cạnh pháp lý và kinh tế
 

CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI -

                                NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ KINH TẾ

 

                                                    TS Trịnh Đức Minh

                                                PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ DakLak

1.    Giới thiệu

Sau dầu hỏa, cà phê là hàng hóa thương mại đứng hàng thứ hai trên thế giới và chủ yếu do các quốc gia đang phát triển sản xuất. Bối cảnh thị trường cà phê thế giới trong thập kỷ qua có thể miêu tả là “nghịch lý cà phê” (Daviron & Ponte, 2005). Trong khi nhiều nước phương Tây - những nước tiêu thụ - hưởng được thịnh vượng từ cà phê thì ngược lại các nước sản xuất phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng, trong đó có vấn đề giá cả không ổn định. Mặc dù thị trường cà phê toàn cầu đã phục hồi chậm chạp khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2000 đến cuối năm 2004, giá cà phê vẫn còn quá thấp. Có lẽ vấn đề giá cà phê thấp còn bị trầm trọng thêm do đồng Đô la Mỹ bị suy yếu so với tiền tệ của nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê quan trọng. Một giải pháp khả thi là dịch chuyển từ xuất khẩu hàng hóa thông thường sang xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao cho thị trường ngách có giá cao hơn. Trước khi tìm hiểu về lĩnh vực này, cần phải nhìn lại vài nét sơ lược về tình hình thị trường cà phê toàn cầu, nhất là sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng trong thời gian gần đây và “nghịch lý cà phê”.

          Cho tới năm 1989 thì thị trường toàn cầu được xem là “có điều tiết” nhờ có Hiệp ước Cà phê Quốc tế (ICA) chi phối. Hiệp ước Cà phê Quốc tế đầu tiên ra đời năm 1962, rồi sau đó Hiệp ước thứ hai năm 1968, được hầu hết các nước sản xuất và tiêu thụ ký kết, như Mỹ và Brazil. Dù các Hiệp ước kể trên có một phần nào đó ưu đãi các nước sản xuất, nhưng các quốc gia tiêu thụ vẫn có ảnh hưởng quyết định lên việc đặt hạn ngạch cho bên sản xuất. Các Hiệp ước tiếp theo được ký kết năm 1976 và 1982. Mỗi Hiệp ước có một kỳ hạn riêng và xác lập hạn ngạch xuất khẩu để nhằm đạt được giá cả hợp lý và nguồn cung ổn định. Tuy nhiên, không một Hiệp ước nào thành công thực sự trong việc ổn định giá cả trên thị trường cà phê trong một khoảng thời gian dài.

          Vào năm 1989, các cuộc đàm phán cho ra đời một Hiệp ước Cà phê Quốc tế mới bị thất bại. Hậu quả là kể từ những năm 1990 thị trường cà phê trải qua khủng hoảng thừa làm cho giá rớt chưa từng thấy trong lịch sử, nhất là từ 2000 tới cuối 2004. Ví dụ, trong khi giá chỉ số tổng hợp ICO đối với cà phê trong những năm 1980 đạt trung bình 127,92 US cent/pound, giá trung bình giai đoạn 2000-2004 rớt xuống chỉ còn 54,33 US cent/pound. Ngay cả khi thị trường cà phê toàn cầu phục hồi như hiện nay, với giá chỉ số tổng hợp ICO phần nhiều trên 100 cents/pound, mức giá này vẫn còn rất thấp nếu tính đến chi phí đầu vào liên tục tăng cao.

Chi tiết xem tại file đính kèm 

HÌNH ẢNH
BẢN ĐỒ