SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG CÓ CHỨNG
NHẬN/KIỂM TRA
TS Trịnh Đức Minh
PGĐ Sở KH&CN Dak Lak
1.
Giới thiệu chung
Hơn một thập niên qua kể từ 1997 đến nay
ngành cà phê thế giới trải qua khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và
môi trường. Khủng hoảng kinh tế xảy ra từ 1997 đến 2002 khi giá cà phê giảm
xuống dưới giá thành, nguyên nhân chính là thừa cung trong lúc cầu vẫn không
tăng đáng kể. Khủng hoảng môi trường là hậu quả của thâm canh cao và sản xuất
lớn hàng loạt không sử dụng cây che bóng, lạm dụng nông hóa học, gây xói mòn
rửa trôi cũng như tàn phá nơi sinh tồn tự nhiên của sinh vật hoang dã. Những
tác động tiêu cực trong kinh tế và môi trường dẫn tới khủng hoảng xã hội tại
những vùng trồng cà phê như mất việc làm, nghèo đói gia tăng, giảm khả năng
tiếp cận với y tế và giáo dục.
Trên thế giới cũng như tại Việt nam, phát triển cà phê
bền vững trở thành chủ đề thảo luận sôi động của những tác nhân trong chuỗi giá
trị cà phê. Cộng đồng cà phê quốc tế cũng đã tiến đến
thống nhất về quan niệm phát triển bền vững trong ngành cà phê (ICO WD Board
30/01/2006), theo đó tính bền vững trong ngành cà phê bao gồm những điều kiện
sản xuất, chế biến và thương mại cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung
ứng sao cho:
- Đem
lại lợi nhuận kinh tế đủ trang trải chi phí sản xuất và sinh hoạt cũng như một
phần dôi ra cho đầu tư phát triển
- Đối
xử có trách nhiệm với môi trường để duy trì tài nguyên thiên nhiên cho các thế
hệ tương lai
- Bảo
đảm các điều kiện xã hội và làm việc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo
điều kiện duy trì sự ổn định của cộng đồng
Phát triển sản xuất
cà phê bền vững phải tuân theo những bộ tiêu chí và có hệ thống chứng nhận/kiểm
tra để các tác nhân trong chuỗi cung ứng tuân theo và người tiêu dùng có thể
nhận biết. “Tính bền vững” trở thành một yếu tố quan trọng để tiếp thị cà phê.
Do đó, sản xuất và thương mại cà phê có chứng nhận/kiểm tra dựa trên các bộ
tiêu chí và quy trình đánh giá minh bạch ngày càng được triển khai rộng rãi.
Cà phê bền vững có chứng nhận theo định nghĩa phổ biến hiện nay là các sản phẩm cà
phê bao gồm được ba trụ cột của tính bền vững, đó là “bền vững kinh tế cho
nông dân”, “bảo tồn môi trường” và “trách nhiệm xã hội”. Chứng nhận là
quy trình thủ tục của cơ quan chứng nhận độc lập cấp chứng chỉ bảo đảm
chất lượng cà phê và quá trình sản xuất đã được đánh giá là tuân thủ những yêu
cầu đã xác định.
Giám sát và chứng nhận độc lập là hoạt động trọng tâm
của 4 tiêu chuẩn sản xuất quan trọng là: Thương mại công bằng (Fairtrade), Hữu
cơ (Organic), Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance) và Utz certified. Một số
loại cà phê khác cũng gọi là bền vững theo những tiêu chuẩn do công ty tự xây
dựng, có hoặc không có giám sát và kiểm tra của bên thứ ba độc lập, trong số đó
phải kể đến tiêu chuẩn thực hành Starbucks’ C.A.F.E. của công ty Starbucks và
Nespresso AAA của tập đoàn Nestlé.
Chi tiết xem tại file đính kèm